Bật mí cách chữa khản tiếng cho trẻ hiệu quả
Trẻ con thường hiếu động và thường la hét lớn trong quá trình đùa nghịch. Do đó, tình trạng khản giọng mất tiếng ở trẻ nhỏ khá dễ thấy. Ngoài ra vẫn còn nhiều nguyên nhân khác khiến sức khỏe đường hô hấp của trẻ gặp vấn đề. Các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng, sau đây, Phòng Khám Hoàn Cầu sẽ bật mí cách chữa khản tiếng cho trẻ hiệu quả.
Nguyên nhân khiến trẻ bị khản tiếng
Khản giọng, mất tiếng thường do một số nguyên nhân như lạm dụng giọng (la hét, nói to quá nhiều), khản giọng do thay đổi thời tiết, do các bệnh lý bẩm sinh sẵn có ở trẻ như mềm sụn thanh quản, papilome...
Tuy là một bệnh khá bình thường và ít nguy hiểm, nhưng nếu để tình trạng khản giọng kéo dài quá lâu mà không điều trị sẽ làm mức độ khản giọng ngày càng nặng, dẫn tới các tổn thương như hạt xơ dây thanh, polip dây thanh, teo cơ dây thanh... gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống sau này.
Bật mí cách chữa khản tiếng cho trẻ
Để chữa khản tiếng cho trẻ cũng không có gì quá phức tạp, như các bệnh lý thông thường khác, bị khản tiếng có thể sử dụng thuốc tây dược. Tùy trường hợp và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà lựa chọn các loại thuốc khác nhau theo đơn chuyên gia kê. Có thể tập trung điều trị khản giọng ở trẻ qua những cách như sau:
Cách chữa khản tiếng cho trẻ nhờ thuốc
Điều trị khản tiếng bằng thuốc bằng kháng sinh, chống viêm, chống phù nề.... sử dụng trong trường hợp đã thăm khám và xác định có xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm.
Nếu tình trạng khản giọng của bé không quá nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc nam hoặc các phương thuốc dân gian nổi tiếng. Dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên không chỉ lành tính mà vị thuốc còn dễ uống hơn so với dùng thuốc tây. Rất phù hợp dùng để chữa ho trẻ em.
Phẫu thuật - cách chữa khản tiếng cho trẻ khi tình trạng đã nặng
Việc phẫu thuật để điều trị khản giọng ở trẻ em khá hiếm thấy. Do cơ thể chưa phát triển đầy đủ và các bé cũng chưa phải đối mặt với quá nhiều nguyên nhân khiến tình trạng nghiêm trọng, trừ những trường hợp đã mắc bệnh bẩm sinh. Các trường hợp sẽ dùng cách chữa khản tiếng cho trẻ là phương pháp chữa trị khi có hạt xơ, polip, u nang dây thanh… Tuy nhiên, tới 15 tuổi do sự thay đổi của các hormon nội tiết, các hạt xơ này có thể tiêu đi, ở lứa tuổi nhỏ hơn cần khám nghiệm kĩ mới cần phẫu thuật.
Điều trị giọng nói cho trẻ
Có thể do yếu tố môi trường xung quanh tác động mà một số bé có thói quen nói to, nói quá nhiều. Điều này sẽ làm tình trạng khản giọng thường xuyên diễn ra, lâu ngày sẽ làm biến đổi giọng nói vốn có của bé. Nếu vì nguyên do này thì cách trị liệu chính là uốn sửa cách phát âm, giải thích dần cho trẻ về tình trạng bản thân và hạn chế sử dụng giọng quá mức.
Tất nhiên đây không phải là một việc dễ dàng, đặc biệt là với những bé đang tuổi ăn tuổi nói. Các bố mẹ phải thật kiên trì để giúp trẻ có thể vượt qua giai đoạn điều trị giọng nói khó khăn này.
Phòng tránh khản tiếng ở trẻ hiệu quả
Để những đợt khàn giọng không làm bé khó chịu hay để lại những hậu quả lớn về sau, phụ huynh phải thật lưu ý và có những biện pháp phòng tránh khản giọng cho trẻ. Cụ thể như điều chỉnh hành vi của trẻ, giáo dục bé hiểu về tình trạng của bản thân và hạn chế la hét, nói to. Sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng khi bé bị khản giọng. Khuyến khích trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Bảo vệ cổ họng bé trước các yếu tố kích thích thụ động như thuốc lá, môi trường, khói bụi.
Ngoài ra, phụ huynh có thể thường xuyên cho bé dùng các loại thực phẩm hay một số phương thuốc dân gian có thể thực hiện tại nhà cho bé uống. Như canh lá hẹ, mật ong hấp đường phèn, hoa đu đủ đực và mật ong... Các món này đều lành tính, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng khản giọng và còn có hương vị hấp dẫn làm các bé rất dễ uống.
Thông tin thêm:
Trên đây là những chia sẻ của bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng HCM, hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe đường hô hấp của trẻ. Các dấu hiệu và phương pháp điều trị trên chỉ mang tính tham khảo, nếu tình trạng khản tiếng của trẻ kéo dài quá lâu, dùng nhiều biện pháp mà vẫn không thể trị dứt điểm thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người