Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bé Bị Viêm Tai Giữa Ứ Dịch Phải Làm Sao?

Ngày đăng : 14-03-2019 - Lượt xem : 2187

Hệ miễn dịch và sức đề kháng ở trẻ nhỏ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc phải bệnh, trong đó phổ biến nhất là bệnh về tai mũi họng. Dưới tác động của tác nhân bên ngoài môi trường cùng với việc vệ sinh không sạch sẽ, tỷ lệ trẻ em bị viêm tai giữa ngày càng tăng cao. Các chuyên gia y tế cho biết, viêm tai giữa ở trẻ có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bố mẹ phát hiện sớm và chữa kịp thời. Vậy khi bé bị viêm tai giữa ứ dịch cần phải làm gì? Tham khảo ngay hướng dẫn sau đây để biết bạn nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bạn đang lo lắng vì bé bị viêm tai giữa có dịch mủ?

Click [chat] ngay chuyên gia hướng dẫn điều trị!

BÉ BỊ VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH PHẢI LÀM SAO?

>> Viêm Tai Giữa Ứ Dịch Ở Trẻ Có Những Triệu Chứng Gì?

Khi mắc bệnh về tai, cụ thể là viêm tai giữa thì ở trẻ sẽ có những biểu hiện chính tùy theo từng trường hợp như sau:

++ Viêm tai giữa cấp tính: Ban đầu trẻ sẽ có biểu hiện đau tai, sốt, sau đó có thể kèm theo các bệnh viêm mũi họng. Bệnh khiến bé quấy khóc và biếng ăn.

++ Viêm tai giữa ứ dịch: Có dịch mủ tồn đọng bên trong tai, có thể là mủ hoặc dịch thông thường. Trường hợp này trẻ sẽ có biểu hiện đau tai, trẻ nhỏ hay bứt tai, lắc đầu, còn trẻ lớn bị ù tai. Điều đặc biệt là khi mắc bệnh viêm tai giữa ứ dịch, trẻ vẫn ăn chơi bình thường, nên bố mẹ cần phải lưu ý mới phát hiện được.

Triệu chứng viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ

Triệu chứng viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ

>> Cách Loại Bỏ Mủ Trong Tai Cho Trẻ

Nếu bé bị viêm tai giữa ứ dịch, bạn có thể loại bỏ mủ bên trong tai ra ngoài theo 2 cách:

 Thứ nhất là làm thông thoáng vòi tai, nhằm giúp mủ từ trong tai chảy ra ngoài qua đường mũi họng.

 Thứ hai là phải nhờ đến sự can thiệp y tế, tiến hành trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu dịch mủ ứ đọng trong tai giữa.

Đặc biệt, đối với các trường hợp viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ trong giai đoạn nặng, có thể để lại các di chứng nguy hiểm như viêm tai giữa thanh dịch, điếc tai, viêm xương chẩm. Chuyên gia còn phải thực hiện đặt ống thông vào màng nhĩ nhằm cân bằng lại áp lực của tai giữa với môi trường bên ngoài. Việc đặt ống thông tai có tác dụng hỗ trợ chức năng nghe cho trẻ và giúp niêm mạc tai sống trong môi trường bình thường.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bạn cần tìm cơ sở y tế tai mũi họng uy tín?

Click [chat] ngay cùng chuyên gia!

>> Bé Bị Viêm Tai Giữa Ứ Dịch Tốt Nhất Nên Điều Trị Tại Cơ Sở Y Tế

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, mủ tồn đọng bên trong tai giữa của bé cần xử lý càng sớm càng tốt, thì mới có thể giữ được khả năng nghe bình thường cho trẻ. Trường hợp mủ tồn đọng quá lâu không được điều trị, trẻ có thể chịu những ảnh hưởng như sức nghe giảm, không nói được những âm trầm, thậm chí nhiều trẻ còn bị nói ngọng,…

Trong trường hợp dịch mủ trong tai vỡ ra làm thủng màng nhĩ, thì cần phải trích rạch để dẫn lưu mủ ra khỏi tai giữa. Đồng thời kết hợp với liệu pháp điều trị viêm tai một cách triệt để. Bố mẹ tuyệt đối không tùy tiện áp dụng bất cứ phương pháp chữa tại nhà nào cho bé. Thay vào đó hãy tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn từ chuyên gia chuyên khoa.

Đặt ống thông tai cho bé khi cần thiết

Đặt ống thông tai cho bé khi cần thiết

Tốt hơn hết, khi bé bị viêm tai giữa ứ dịch, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế có khoa Tai mũi họng để được thăm khám và nhận được liệu trình điều trị phù hợp. Tại các phòng khám uy tín, chuyên gia sẽ chỉ định điều trị theo các cách sau:

 Sử dụng thuốc: Điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm viêm, tiêu mủ và kháng sinh toàn thân. Một số trường hợp có thể chỉ định làm thuốc tai từ 5 – 7 ngày,… để điều trị triệt để bệnh, ngăn chặn biến chứng.

 Điều trị phẫu thuật: Là những thủ thuật trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ và đặt ống thông tai để hỗ trợ khả năng nghe cho trẻ. Đặc biệt, một số phòng khám tai mũi họng lớn hiện nay còn áp dụng chữa viêm tai giữa theo cả Đông và Tây y, giúp hạn chế các rủi ro, biến chứng và nâng cao hiệu quả phục hồi.

Khám và điều trị viêm tai giữa cho bé tại cơ sở y tế

Khám và điều trị viêm tai giữa cho bé tại cơ sở y tế

Qua những chia sẻ trên đây từ chuyên gia khoa tai mũi họng, hy vọng đã giúp các bậc làm cha làm mẹ biết được bé bị viêm tai giữa ứ dịch phải làm sao. Ngoài ra, nếu bạn còn những thắc mắc hoặc khó khăn liên quan, đừng ngại để lại tin nhắn vào  khung chat cuối bài để được chuyên gia hỗ trợ cụ thể hơn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Khoa tai - viêm tai giữa. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều những bài viết khác liên quan đến căn bệnh về tai - mũi - họng thông qua các mục tại website https://benhvientaimuihonghcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe về tai mũi họng tốt nhất nhé.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người