Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bệnh lao phổi có dấu hiệu và triệu chứng gì ?

Ngày đăng : 18-06-2021 - Lượt xem : 1013

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu của bệnh lao cho đến khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn nặng, phải mất rất nhiều thời gian để điều trị. Do đó, sớm nhận biết những triệu chứng mắc bệnh lao phổi trong giai đoạn đầu sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Tìm hiểu về bệnh lao phổi

Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra tại phổi của người bệnh. Bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh lao phổi có thể lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi hay khạc nhổ đờm ra môi trường bên ngoài. Vi khuẩn lao có khả năng thông qua đường máu hay bạch huyết di chuyển tới các bộ phận khác của cơ thể và gây ra bệnh lao tại đó. 

 

Đối tượng dễ mắc bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường:

  • Người tiếp xúc thường xuyên với người mắc bệnh lao như người nhà bệnh nhân, chuyên gia, y tá chăm sóc,…

  • Người sống trong môi trường không sạch sẽ, điều kiện y tế kém.

  • Người mắc phải các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV, ung thư

  • Người bị các bệnh mạn tính gồm đái tháo đường, suy thận, loét đại - trực tràng,…

  • Người thường xuyên lạm dụng thuốc lá, rượu bia, ma túy, các chất kích thích,…

  • Người sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch như corticosteroid, người thường xuyên hóa trị điều trị ung thư,…

 

8 Dấu hiệu bất thường khi mắc bệnh lao phổi

Các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và phát triển lây bệnh, làm tổn thương đến phổi, hệ hô hấp gây nguy hiểm cho người bệnh nếu kéo dài và không được điều trị đúng cách. Khi có triệu chứng bệnh lao phổi điển hình thường gặp dưới đây, mọi người nên đi khám sớm và được điều trị kịp thời:

Ho: Đây là triệu chứng của bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, giãn phế quản, lao... Trong trường hợp ho trên 3 tuần cũng như đã dùng thuốc điều trị mà không thuyên giảm, thì nguy cơ mắc bệnh lao phổi là rất lớn.

Khạc ra đờm: Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phế quản phổi.

Ho ra máu: đây là triệu chứng bệnh lao phổi có thể gặp ở 60% người mắc bệnh, xuất hiện khi có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực, khó thở: Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân. Ho nhiều sẽ gây ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

Gầy sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS... nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên thì phải đi khám ngay.

Sốt về chiều: Triệu chứng sốt cao, sốt thất thường và đặc biệt là sốt nhẹ kèm hiện tượng gai lạnh về chiều là dấu hiệu cần nghĩ tới khả năng mắc bệnh lao.

Đổ mồ hôi: Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

Cơ thể mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công và khi nhiễm vi trùng lao cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí tình trạng mệt mỏi do mắc bệnh lao còn nặng nề hơn.

Lưu ý: Không phải bệnh nhân bị lao đều có tất cả các triệu chứng kể trên, nhiều người chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ. Ngoài ra các dấu hiệu này cũng thường gặp ở nhiều loại bệnh khác không phải lao. Do vậy để biết một cách chính xác mình có phải mắc lao hay không, bạn nên làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt tại cơ sở y tế.

Bệnh lao phổi có thể chữa trị được không?

Bệnh lao phổi có thể được trị khỏi nếu như được phát hiện kịp thời và xử lý điều trị đúng cách. Thông thường, người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc điều trị trong khoảng 6 tháng, hoặc có thể lâu hơn tùy theo tình trạng của người bệnh. 

Thuốc điều trị lao phổi thường gồm 3 - 4 loại kháng sinh hàng ngày. Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn và giảm bớt mức độ của triệu chứng lao phổi sau vài tuần sử dụng thuốc. Người bệnh cần hoàn tất việc điều trị theo đúng liệu trình, ngay cả khi không nhận thấy các triệu chứng bệnh lý. Nếu tự ý ngưng thuốc sớm, vi khuẩn vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể và nhanh chóng gây bệnh trở lại.

Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng. Ngay khi nhận các triệu chứng lao phổi, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để được chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất. Không chỉ xảy ra với những người có sức khỏe kém hay bị suy giảm miễn dịch, một người khỏe mạnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh lý. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và khoa học nhất.

Hướng dẫn phòng ngừa sự lây truyền bệnh lao phổi

Để phòng ngừa sự lây truyền của lao phổi, nên áp dụng một số biện pháp phòng chống như sau:

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

  • Nên tiêm phòng lao phổi, đặc biệt là với trẻ em.

  • Sử dụng khẩu trang khi phải tiếp xúc với người mắc lao phổi.

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân, ở cùng phòng với người bệnh.

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc.

  • Khám sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện bệnh lý và được điều trị kịp thời.

  • Thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học: thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích,…

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người