Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Cách chữa tiêu đờm cho trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi

Ngày đăng : 07-10-2021 - Lượt xem : 1403

Sức khỏe của trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nếu như trẻ rơi vào trường hợp bị đau rát họng, ho có đờm làm cho bé hay quấy khóc, khó khăn khi thở, biếng ăn thì các mẹ nên làm như thế nào? 

Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa tiêu đờm cho trẻ sơ sinh trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

tri-tieu-dom-cho-tre-so-sinh

Cách chữa tiêu đờm cho trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi

Hút đờm, giúp làm sạch và thoáng đường thở

Khi các bé sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi có đờm sẽ gây tắc nghẹt đường thở. Vì vậy, điều cần thiết lúc này là ba mẹ cần phải làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hút đờm, dịch mũi cho trẻ.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản mà bậc cha mẹ dễ áp dụng cho con qua 2 bước sau đây: 

  • Bước 1: Dùng nước muối sinh lý

Các mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc. Dùng nước muối nhỏ vài giọt vào 2 bên mũi của bé. Điều chỉnh lượng nước nhỏ ít hay nhiều tùy vào mức độ nghẹt mũi của trẻ.

Nhỏ nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi trẻ, giúp việc hút đàm thuận tiện hơn.

  • Bước 2: Sử dụng dụng cụ chuyên hút đờm cho trẻ sơ sinh

Một số loại dụng cụ chuyên hút đờm cho trẻ nhỏ như: quả bóp cao su, dụng cụ hút dạng dây, máy hút đờm, đàm nhớt,... Có thể mua tại các nơi bán dụng cụ y tế.

chua-tan-dom-cho-tre

Tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp tự nhiên

Ngoài cách hút đờm cho trẻ, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo trị tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng các mẹo dân gian tự nhiên lành tính như:

Uống nước lá hẹ trị đờm cho trẻ 

Ngoài công dụng là một loại rau thực phẩm, lá hẹ còn là một loại thảo dược của mọi nhà. Với tính nhiệt, vị cay, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giải độc, tiêu đờm. Đặc biệt hiệu quả cho việc chữa ho và làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh.

Cách làm nước uống lá hẹ: 

  • Rửa sạch lá hẹ, cắt ngắn cho vào bát hấp cách thủy.
  • Sau khi hấp xong, chắt lấy nước để uống. 

Sử dụng nước khi còn ấm, cho trẻ uống 2-3 thìa/lần. Ngoài công dụng trị ho, tiêu đờm, lá hẹ còn cung cấp Vitamin C, tăng đề kháng cho trẻ. 

Húng chanh trị tiêu đờm cho trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi

Trong húng chanh có giàu chất Carvacrol (chiếm > 50%), có công dụng rất lớn trong việc kháng lại một số loại vi trùng. Đặc biệt đem lại lợi ích lớn trong việc chữa các bệnh về đường hô hấp như mũi, họng, miệng và cũng có hiệu quả với các bệnh về đường ruột.

Theo Đông y, húng chanh có mùi thơm nhẹ, vị hơi chua và the. Là vị thuốc có tính ấm,có tác dụng tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm tốt nên thường được áp dụng dùng trị các bệnh điển hình như viêm họng, sốt, cảm cúm, ho…

hung-chanh-cua-dom-cho-be

Cách làm sử dụng húng chanh trị tiêu đờm: 

  • Ngắt lấy ngọn hoặc lá của cây húng chanh, rửa sạch rồi đem đi giã nhuyễn.
  • Cho húng chanh giã nhuyễn vào bát và đem hấp cách thủy, chắt lấy nước.

Mẹ nên cho bé uống khi nước còn ấm, mỗi lần 2-3 thìa, ngày cho trẻ uống 2-3 lần.

Ngoài ra, có thể cho thêm vài quả chanh vào giã nhuyễn cùng húng chanh. Sau đó làm tương tự như trên cũng sẽ giúp bé nhanh chóng đào thải và tiêu đờm hiệu quả.

Uống nước hành tây - cách trị tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Uống nước hành tây cũng là một trong những phương pháp dân gian trị tiêu đờm cho trẻ sơ sinh được dùng phổ biến. Nó được xem là một loại thuốc chữa đờm, cảm lạnh, sổ mũi nghẹt mũi, với tính chống viêm mạnh mẽ, giảm triệu chứng ho. 

Cách uống nước hành tây trị đờm: 

  • Chọn hành tây trái tươi, không bị hư, tách bỏ lớp vỏ ngoài đem đi rửa sạch và cắt hạt lựu. 
  • Cho hành tây đã cắt nhỏ vào bát và hấp cách thủy khoảng 30 phút rồi lấy ra chắt lấy nước.

Uống 3 - 4 thìa cà phê hành tây để làm tiêu đờm, giảm ho và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể.

Mẹo nhỏ: Nước hành tây cũng có thể dùng để nhỏ mũi, giúp đường thở của trẻ đang bị tắc trở nên thông thoáng.

Trên đây là một số biện pháp giúp tiêu đờm cho trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Trong trường hợp, trẻ sơ sinh ho có đờm không khỏi kéo dài, phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để được thăm khám kịp thời, tránh tự ý sử dụng thuốc tây y mà không có chỉ định của chuyên gia.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người