[TPHCM] Chữa hen suyễn bằng Đông Y hiệu quả
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính xảy ra ở đường hô hấp do khí quản bị hẹp, có tật, bẩm sinh. Hen suyễn ở mức độ nhẹ thường sẽ không được quan tâm do đó có thể gây biến chứng hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Nếu như chỉ sử dụng các bài thuốc Cổ truyền bình thường thì không thể nào chữa khỏi hẳn bệnh (hoặc chữa được những ca nhẹ, nhờ loãng đàm, giảm viêm mà người bệnh lướt qua nhưng rất lâu, hầu hết không người bệnh nào kiên trì sử dụng được đến cùng).
Hoặc dùng phương pháp châm cứu, bấm huyết thì chỉ có thể kiểm soát hen ngay lúc đó chứ về lâu về dài không thể nào chữa dứt điểm bệnh hen.
Nguyên nhân bệnh hen suyễn
Nếu như Tây y cho rằng bệnh hen suyễn có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân như cơ địa, môi trường, nghề nghiệp, căng thẳng,… thì theo Đông y bệnh hen suyễn được sinh ra từ nội tại cơ thể người bệnh. Cơ thể con người là một thể thống nhất nếu một bộ phận bị suy yếu, cụ thể là các tạng bị mất cân bằng, rối loạn thì sẽ gây nên bệnh. Nguyên nhân chính của bệnh hen suyễn là do sự suy yếu và ảnh hưởng của 3 tạng chính là Tỳ – Phế – Thận.
Theo quan niệm Đông y thì các mỗi tạng sẽ phụ trách một nhiệm vụ trong cơ thể và chúng có sự liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau. Đối với đường thở thì Tỳ, Phế, Thận là 3 tạng ảnh hưởng chính. Cụ thể:
- Tại Phế vị: Nếu Phế vị bị hư hại sẽ khiến lượng không khí hít vào – thở ra không được điều hòa, gây ra các triệu chứng tức ngực, khó thở. Theo Đông y, tất cả các trường hợp, các bệnh liên quan đến tức ngực, khó thở đều do Phế vị bị hư hại, bị ảnh hưởng. Phế vị hư hại có thể do phong hàn hoặc phong nhiệt.
- Tại Tỳ vị: Tỳ vị là tạng sinh ra khí, nếu Tỳ vị bị hư hại thì Phế vị tất nhiên cũng sẽ bị hư hại. Ngoài ra, Tỳ vị còn có chức năng vận hóa thủy thấp, nghĩa là có ảnh hưởng đến sự lưu chuyển của các luồng khí cũng như các chất dịch trong cơ thể. Nếu Tỳ vị không khỏe mạnh, không thông suốt thì các hiện tượng đờm sẽ xuất hiện tại đường hô hấp. Điều này khiến lượng không khí lưu thông bị ứ đọng gây ra hiện tượng khó thở, đau tức ngực. Bên cạnh đó, Tỳ vị nếu bị hư hại lâu ngày sẽ khiến Thận cũng bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Tại Thận: Ngoài chức năng chính là lọc máu thì Thận còn có vai trò quan trọng trong nạp khí. Phế vị, Tỳ vị bị hư hại làm các luồng không khí bị đảo lộn, thể tích khí lưu chuyển bị giảm đi điều này khiến Thận không được nạp đủ không khí dẫn đến suyễn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn bị nặng hơn nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngoài nguyên nhân chính trên thì bệnh hen suyễn có thể xuất hiện do chế độ ăn uống không hợp lý, bừa bãi dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động của Tỳ vị. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh hen suyễn hiện nay.
Các triệu chứng thường thấy của bệnh hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn khá đa dạng và đôi khi giống với các loại bệnh khác nên khiến người bệnh nhầm lẫn. Để xác định có bị hen suyễn hay không bạn cần chú ý quan sát các triệu chứng cụ thể sau và tiến hành đi khám chuyên gia chuyên khoa càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu thường thấy ở người mắc bệnh hen suyễn như:
- Ho kéo dài, nhất là ban đêm: Họ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu thấy xuất hiện tình trạng ho lâu ngày, nhất là ho nhiều vào ban đêm thì bạn cần quan sát thêm các triệu chứng tiếp theo để xác định đúng bệnh hen suyễn hay không.
- Thở khò khè: Đây là từ miêu tả âm thanh khi thở không được bình thường, có tiếng rít hoặc âm thanh bị ngắt quãng.
- Khó thở, đau tức ngực: Đường thở bị thu hẹp, sưng tấy nên lượng không khí được đưa vào cơ thể ít khiến các cơ quan cần đến không khí để hoạt động như tim, phổi, thận bị ảnh hưởng, điều này gây nên các cơn đau tức ngực, khó thở,…
- Thở nhanh, gấp: Vì lượng không khí đưa vào ít nên tốc độ hít thở sẽ tăng lên, nhất là đối với người bị hen suyễn nặng thì dấu hiệu này sẽ rất dễ nhận thấy đồng thời cũng rất nguy hiểm.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc không do đó cần có sự quan sát để xác định chắc chắn bệnh. Ngoài ra, mỗi người sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, mức độ nặng, nhẹ của các triệu chứng này cũng không giống nhau. Nếu thấy xuất hiện 2 triệu chứng trở lên thì bạn nên ngay lập tức tới gặp chuyên gia để khám, tư vấn và điều trị sớm nhằm tránh làm bệnh trở nặng hơn gây ra nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị bệnh hen suyễn bằng Đông y
Đông y nổi tiếng nhất là các bài thuốc cổ truyền kèm theo đó là châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, kích thích hệ tuần hoàn huyết quản.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp cơ học nhìn thì như không liên quan đến bệnh hen suyễn nhưng lại đem đến một số hiệu quả khi sử dụng. Đây là phương pháp giúp giải phóng các huyệt đạo bị ứ đọng, tăng lưu thông các dòng chảy trong cơ thể. Phương pháp châm cứu sẽ đưa đến hiệu quả tức thời cho bệnh nhân nhưng đồng thời cũng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và giảm tần suất xuất hiện của bệnh.
Châm cứu thực chất là phương pháp tác động tới hệ thống thần kinh, giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh đến não. Điều này khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu nhanh chóng, các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, thở rít,…được khắc phục ngay lập tức. Tùy mỗi loại hen suyễn và dấu hiệu của bệnh tại mỗi người mà các huyệt vị cần châm cứu là khác nhau. Cụ thể hiện nay có các cách châm cứu sau đối với bệnh hen suyễn:
- Thể hen nhiệt: Châm cứu vào các huyệt: Trung phủ, định suyễn, phế du, hợp cốc, thái uyên, xích trạch, phong long, thiên đột, chiên trung.
- Thể hen hàn: Châm cứu vào các huyệt: Châm các huyệt: Thiên đột, định suyễn, chiên trung, liệt khuyết, túc tam lý, phong long, phong môn, tam ân giao.
- Hen đàm: Không sử dụng phương pháp châm cứu.
- Hen suyễn với Phế khí hư: Châm cứu vào các huyệt: chiên trung, cao hoang, phế du, quan nguyên, thận du, tỳ du.
- Hen suyễn với Thận âm hư: Châm cứu vào các huyệt: Thái khê, tam âm giao, phế du, khí hải, chiên trung, mệnh môn, quan nguyên.
- Hen suyễn với Thận dương hư: Châm cứu vào các huyệt: Quan nguyên, phế du, khí hải, chiên trung, mệnh môn.
Các bài thuốc Đông y cổ truyền chuyên trị hen suyễn
Tương tự như châm cứu, tùy mỗi loại hen suyễn và thể chất của người bệnh mà sử dụng các bài thuốc chữa bệnh theo Đông y khác nhau. Trong số nhiều bài thuốc chữa bệnh thì các bài thuốc sau được áp dụng nhiều nhất người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc Ma hạch thạch cam thang chữa hen suyễn thể nhiệt
Nguyên liệu sử dụng (lựa chọn 1 trong 3 bài):
- Ma hoàng (8g – 12g), Bán hạ (8g – 12g), Hạnh nhân (6g – 8g), Tô tử (6g – 8g), Tang bạch bì (12g), Hoàng cầm (10g), Bạch quả (10g – 20g), Cam thảo (4g).
- Sài đất (10g-12g), Bán hạ (8g-10g), Hạt tía tô (8g-10g) và Hạt y dĩ (10g-12g).
- Ma hoàng (10g), Tử uyển (10g), Bối mẫu (10g), Hạnh nhân (10g), Sa sâm (12g), Huyền sâm (16g).
Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trong 1 bài thuốc sắc chung với nước sạch. Mỗi ngày uống 1 thang và uống 2-3 lần/ngày sau ăn.
Bài thuốc Tiểu thanh long thang chữa hen suyễn thể hàn
Nguyên liệu sử dụng (lựa chọn 1 trong 4 bài):
- Ma hoàng (8g-12g), Can khương (8g-12g), Quế chi (8g-12g), Trích thảo (8g-12g), Bán hạ (8g – 12g), Tế tân (6g), Bạ̣ch bộ (10g), Bạch truật (12g), Ngũ vị (8g).
- Ma hoàng (12g), Hạnh nhân (7g), Cam thảo (4g).
- Cam thảo (4g), Tiền hồ (4g), Đương quy (4g), Hậu phác (4g), Tô tử (36g), Bán hạ (36g), Quất bì (12g), Quế tâm (16g), Sinh khương (50g), Táo đen (5 quả).
- Nhục quế (8g-10g), Hạt tía tô (8g-10g), Bán hạ (8g – 10g), Hạt ý dĩ (10g).
Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu của mỗi bài sắc chung với nước sạch. Thực hiện uống hàng ngày mỗi ngày từ 2-3 lần.
Bài thuốc Tam bảo thang hợp nhị trần thang chữa hen suyễn thể đờm
Nguyên liệu sử dụng (lựa chọn 1 trong 5 bài):
- Phục linh (10g – 12g), Trần bì (8g – 10g), Lá táo (8g – 10g), Hạt củ cải sắc (8g – 10g).
- Kim ngân hoa (20g), Cam thảo (8g), Tiền hồ (16g), Tri mẫu (16g), Tỳ bà diệp (16g), Hạnh nhân (12g), Hoàng cầm (12g), Đông hoa (12g), Mạch môn (12g), Cát cánh (12g).
- Tiền hồ (12g), Mạch môn (12g), Rễ lức (12g), Hương nhu trắng (8g), Rễ dâu (8g).
- Hạt củ cải (8g), Bạch giới tử (8g), Hạt tía tô (10g), đường phèn.
- Lá tía tô (4g), Hậu phác (4g), Tiền hồ (4g), Hạt tía tô (10g), Đương quy (8g), Cam thảo (2g), Nhục quế (2g), Gường tươi (2 lát), Quả đại táo (1 quả).
Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu của mỗi bài sắc chung với nước sạch. Thực hiện uống hàng ngày mỗi ngày từ 2-3 lần.
Bài thuốc Bát vị quế phụ cho người bị hen suyễn thể thận dương hư và lục vị hoàn cho người bị hen suyễn thể thận âm hư.
- Bài thuốc bát vị quyết phụ gồm: Thục địa, nhục quế, đan bì, phục linh, trạch tả, hoài sơn, sơn thù, hắc phụ tử. Tất cả nguyên liệu đem sắc chung với nước sạch, mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần/ngày.
- Bài thuốc lục vị hoàn gồm: Sơn thù, trạch tả, thục địa, hoài sơn, phục linh, đan bì. Tất cả nguyên liệu đem sắc chung với nước sạch, mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần/ngày.
Bài thuốc Sinh mạch tán gia vị cho người bị hen suyễn thể Phế hư
- Nguyên liệu sử dụng: Ngũ tử vị, đắng sâm, mạch môn.
Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu sắc chung với nước. Thực hiện uống hàng ngày mỗi ngày từ 2 lần.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người