Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Dấu hiệu nhận biết viêm sụn vành tai và phương pháp điều trị

Ngày đăng : 20-05-2021 - Lượt xem : 3030

Viêm sụn vành tai là một tình trạng viêm lan tỏa nhưng không nhất thiết là nhiễm trùng, quá trình dẫn đến sưng tấy, đỏ và đau vành tai, hoặc áp xe giữa sụn và màng sụn.

1. Bệnh viêm sụn vành tai là gì?

Trước tiên để hiểu được bệnh viêm sụn vành tai là gì thì chúng ta cần xác định được chính xác vị trí vành tai. Chắc nhiều bạn cũng biết, phần vành tai hay còn gọi là loa tai là một phần của tai ngoài. Chức năng của vành tai là giúp chúng ta thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần phải cử động tai hay phải xoay đầu.

 

Có cấu trúc bao gồm phần sụn, cơ và dây chằng nên sụn vành tai thường có độ dẻo, dai và độ đàn hồi nhất định. Đây cũng chính là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, chính vì vậy, bộ phận này có nguy cơ nhiễm khuẩn tương đối cao.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm sụn vành tai

Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sụn vành tai bị viêm đó chính là nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa.

Nguyên nhân gây viêm sụn vành tai phổ biến bao gồm:

  • Chấn thương
  • Côn trùng đốt
  • Bấm lỗ tai xuyên sụn
  • Các tình trạng viêm hệ thống (ví dụ viêm mạch như bệnh u hạt với viêm đa vi mạch u hạt Wegener, viêm đa sụn tái phát)
  • Rạch dẫn lưu ổ áp xe sụn vành tai

Viêm sụn vành tai là một tình trạng viêm lan tỏa nhưng không nhất thiết là nhiễm trùng, quá trình dẫn đến sưng tấy, đỏ và đau vành tai, hoặc áp xe giữa sụn và màng sụn. 

3. Dấu hiệu nhận biết viêm sụn vành tai

- Thường có biểu hiện là tai sưng, có ban đỏ, nóng và nhạy cảm đau. Nhất là dái tai sưng nề và đỏ. Chấn thương nhẹ ở tai là yếu tố thuận lợi gây viêm mô tế bào tai. Phương pháp điều trị là dùng gạc ấm đắp lên vùng bị viêm; Sử dụng thuốc kháng sinh chống các vi khuẩn gây bệnh thường gặp như S.aureus, liên cầu khuẩn.

- Là nhiễm khuẩn màng sụn tai thường đi kèm với nhiễm khuẩn sụn bên dưới loa tai (viêm sụn). Do viêm làm gián đoạn dòng máu chảy đến sụn nên có thể gây dị dạng tai. Triệu chứng gồm: sưng, nóng đỏ và rất nhạy cảm đau ở loa tai, thường không ảnh hưởng đến dái tai. Bỏng, chấn thương ở tai hoặc xỏ lỗ tai thường là yếu tố thuận lợi gây viêm sụn và mầm bệnh hay gặp là vi khuẩn Pseudomonas aerunosa và S.aureus. Điều trị bằng kháng sinh kết hợp rạch và dẫn lưu mủ.

 

4. Điều trị viêm sụn vành tai như thế nào?

Phương pháp để điều trị viêm sụn vành tai phổ biến đó chính là sử dụng kháng sinh. Sau khi chẩn đoán được chính xác bệnh nhân bị viêm sụn vành tai thì các chuyên gia sẽ chỉ định một loại kháng sinh đặc trị để đảo bảo nhanh chóng khắc phục được tình trạng viêm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ kê kháng sinh dạng uống hay kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân.

Trong trường hợp tình trạng bệnh của bệnh nhân nặng, xuất hiện mủ, các chuyên gia sẽ phải yêu cầu phẫu thuật để dẫn lưu dịch.

 

5. Phòng ngừa viêm sụn vành tai như thế nào?

Mặc dù là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu mắc phải sẽ gây nên tình trạng đau đớn khó chịu, gây bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, trong một số trường hợp nặng, nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến thính giác. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần tự có ý thức để phòng tránh được viêm sụn vành tai.

Hạn chế tình trạng xỏ lỗ tai trên sụn tai để giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng nghiêm trọng ở sụn tai. Trong một số trường hợp bất khả kháng như bị chấn thương là điều chúng ta không thể lường trước được thì việc vệ sinh và giữ cho sụn tai tránh bị nhiễm trùng là điều chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được.

Ngay bây giờ nếu như bạn nhận thấy những dấu hiệu bất ngờ trên vùng sụn tai mình như đỏ tấy, sờ vào thấy đau, thậm chí là mưng mủ thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hy vọng rằng, những thông tin về viêm sụn vành tai được mang đến trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này và chủ động phòng ngừa. Chúc cho tất cả mọi người biết cách yêu thương chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người