Đơn thuốc điều trị ho có đờm cho người lớn
Ho có đờm thường gây ra cảm giác đau rát cổ họng, khó chịu và mệt mỏi trong người kéo dài. Người mắc bệnh thường có xu hướng sử dụng thuốc Tây để trị các triệu chứng ho nhanh chóng. Vậy, đâu mới là đơn thuốc điều trị ho có đờm hiệu quả, có tác dụng nhanh, triệt để thường được chuyên gia kê đơn?
Ho có đờm uống thuốc gì?
Ho có đờm là biểu hiện của cơ quan hô hấp khi bị bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm khí phế quản, viêm họng, viêm mũi và viêm xoang. Ho có đờm kéo dài không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, uể oải trong người mà còn khiến mũi nghẹt, cổ họng vướng mắc, ngứa ngáy, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao tiếp và ăn uống hằng ngày.
Dùng thuốc tây trị ho có đờm
Trong các đơn thuốc điều trị ho có đờm, chuyên gia y tế thường sử dụng những loại sau:
Thuốc tiêu đờm: Acetylcystein, carbocystein, erdosteine, ambroxol,... giúp giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi, bằng cách cắt đứt và phá vỡ các cầu nối trong chất nhầy, từ đó giúp người bệnh khạc nhổ dễ dàng hơn. Khi phối hợp các thuốc này với kháng sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị. Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc tiêu đờm là: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, phát ban, tức ngực,...
Thuốc long đờm bao gồm: Guaifenesin, terpin,... có tác dụng giúp làm tăng bài tiết chất nhầy, loãng đờm, bảo vệ niêm mạc đường thở. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng các thuốc này bao gồm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, phát ban,...
Ngoài thuốc điều trị ho, trong các bệnh viêm đường hô hấp, chuyên gia y tế thường sử dụng kháng sinh, chống viêm kết hợp để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Nếu người mắc gặp phải tình trạng khó thở, thở khò khè, thì sẽ phải dùng thêm các thuốc giãn phế quản để cải thiện chức năng thông khí.
Đơn thuốc điều trị ho mà người bệnh có thể tham khảo đó là:
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin 500mg, cefuroxim 500mg,...
- Thuốc long đờm: Acetylcystein 200mg, ambroxol 200mg,...
- Thuốc kháng viêm: Alphachymotrypsin 4200 IU, prednisolon 5mg, dexamethason 4mg,..
Mặc dù thuốc tây y giúp làm giảm triệu chứng của bệnh ở giai đoạn nặng, tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên người mắc không nên sử dụng kéo dài bởi chúng còn tồn tại nhiều bất cập như:
+ Nhờn thuốc.
+ Chưa tác động được vào nguyên nhân cốt lõi gây ho đó là tái cấu trúc đường thở.
+ Gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Các bài thuốc trị ho có đờm từ dân gian
Bên cạnh thuốc tây, để trị ho đờm người mắc có thể sử dụng các bài thuốc dân gian dưới đây:
Trị ho có đờm bằng lê
Theo đông y, lê vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm. Ngoài ra, trong lê còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng mệt mỏi do ho kéo dài gây ra. Một trong những bài thuốc giúp giảm ho, long đờm hiệu quả được nhiều người sử dụng đó là lê hấp phèn.
Dùng củ cải trắng để trị ho
Theo y học cổ truyền, củ cải trắng vị ngọt, tính bình quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, tiêu đờm. Bên cạnh đó, củ cải còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả. Dưới đây là cách điều trị ho hiệu quả từ củ cải trắng:
- Củ cải, gừng tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ép lấy nước.
- Mang hỗn hợp nước ép gừng và củ cải đem đi sắc.
- Khi nước sôi khoảng 10 phút, tắt bếp, thêm mật ong vào khuấy nhẹ rồi tiếp tục đun. Để nước nguội và cho vào lọ, bảo quản nơi thoáng mát.
Sử dụng thảo dược trị ho có ưu điểm là an toàn, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, đa số các thảo dược này đều là “cây nhà lá vườn”, có sẵn trong mỗi gia đình nên giá thành rẻ, ít tốn kém.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn như: Tốn thời gian chuẩn bị nên không phù hợp với những người bận rộn; Mùi vị khó uống; Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật); Tác dụng chậm do hàm lượng hoạt chất thấp,… Vậy đâu là giải pháp an toàn và hiệu quả hơn cho người bị ho có đờm?
Khi bạn bị ho có đơm kéo dài đã áp dụng các cách trên nhưng không thuyên giảm hãy đến ngay các phòng khám, bệnh viện tai mũi họng Hoàn Cầu để được chuyên gia khám và kê đơn khỏi bệnh sớm.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người