Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Hướng dẫn cách hút đờm trong cổ họng nhanh chóng

Ngày đăng : 16-10-2021 - Lượt xem : 4437

Bầu khí quyển bị ô nhiễm, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng yếu sẽ khiến trẻ em và nhiều người lớn thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp, nghẹt mũi, ho có đờm,... Việc hút mũi, hút đờm làm thông thoáng đường hô hấp, thở dễ dàng, hạn chế các triệu chứng viêm đường hô hấp. 
Tuy nhiên, cách hút đờm trong cổ họng nhanh chóng, hiệu quả nhất như thế nào? Hãy theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

 

hướng dẫn cách hút đờm trong cổ họng

 

Hướng dẫn cách hút đờm trong cổ họng nhanh chóng

Hút đờm trong cổ họng là gì?

Theo các chuyên gia cho biết, hút đờm trong cổ họng là một kĩ thuật quan trọng trong việc làm sạch đờm, nhớt bằng cách đưa ống thông vào đường hô hấp hút dịch hoặc các chất làm tắc nghẽn đường thở, khai thông đường hô hấp cho bệnh nhân.

Vì sao lại có đờm trong cổ họng?

Nếu nói về nguyên nhân gây đờm ở trong cổ họng sẽ có khá nhiều lý do. Tuy nhiên, những nguyên nhân bệnh lý về hô hấp phía dưới chính là tác nhân chủ yếu làm xuất hiện đờm: 

  • Viêm họng:

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đờm trong họng do virus, vi khuẩn gây ra. Điều này khiến niêm mạc hầu họng bị sưng tấy, đau rát khi nói chuyện, ăn uống,…Bệnh viêm họng còn khiến họng nghẹn ứ đờm, đau đầu, người mệt mỏi,…

  • Bệnh cảm mạo 

Cảm mạo cũng là một trong số những bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Người bệnh cảm cúm có thể tự động thuyên giảm và khỏi bệnh 7 – 10 ngày. Trong trường hợp bệnh kéo dài, virus sẽ càng có nhiều cơ hội tấn công vào những cơ quan khác của đường hô hấp, gây ra đờm trong họng, viêm họng, viêm thanh quản.

  • Viêm Amidan

Viêm Amidan là một bệnh lý có thể dẫn đến triệu chứng vướng đờm trong cổ họng. Amidan khi bị vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến Amidan bị sưng tấy, chiếm diện tích hầu họng, thu hẹp không gian làm xuất hiện ứ đờm, đau rát cổ họng.

viêm amidan gây đờm trong họng

  • Viêm phổi 

Bệnh nhân viêm phổi sẽ có tình trạng tăng tiết đờm ứ đọng trong phổi và cổ họng khiến người bệnh có cảm giác khó thở. Tùy vào tình trạng cơ địa mà mỗi người sẽ có mức độ bệnh cũng như tình trạng tăng tiết đờm nhớt khác nhau.

Ngoài một số nguyên nhân kể trên, thì một số tác nhân bệnh lý khác có thể gây ra tình trạng có thể gây ra tình trạng cổ họng có đờm và khó thở như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch axit dạ dày bị trào ngược, làm xuất hiện đờm vướng trong cổ họng, gây khó thở.
  • Lo lắng, dị ứng: Tình trạng lo lắng và căng thẳng quá mức có thể tăng tiết đờm dư thừa trong cổ họng.

 

Đờm trong họng có nguy hiểm không? 

Đờm thực chất là chất dịch được tiết ra được tế bào biểu mô đường hô hấp bài tiết. Ở trạng thái bình thường, lượng đờm được sản sinh vừa đủ làm ẩm và loại bỏ những tác nhân có hại ra khỏi đường hô hấp.
Đờm bao gồm nước, muối, xác vi khuẩn, bạch cầu, hồng cầu, chất tiết biểu mô đường tiêu hóa và những kháng thể khác giúp tiêu diệt vi khuẩn vi trùng có trong cổ họng và mũi.
Có thể nói đờm không gây ra nguy hiểm về tính mạng con người nhưng lại tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh . Nếu lượng đờm ngày càng tăng sẽ tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Bị đờm trong họng kéo dài sẽ trở thành bệnh lý nguy hiểm cần chú ý.

Hướng dẫn cách hút đờm trong cổ họng 

Kỹ thuật hút đờm trong cổ họng giúp loại bỏ đờm mũi, họng, sạch chất nhầy, thông thoáng đường thở thường được áp dụng tại các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện. 

1. Công tác chuẩn bị

  • Người thực hiện hút đờm cần khử khùng tay; sử dụng đồ bảo hộ sát khuẩn: khẩu trang, mũ và mang găng tay y tế vô trước khi thực hiện.
  • Tránh nguy cơ lây nhiễm và đảm bảo an toàn, phải sử dụng ống đờm một lần hoặc vô khuẩn.
  • Ống hút đờm này sẽ được nối với dây dẫn với nguồn hút áp lực tâm hoặc với máy.
  • Trước khi hút đờm, cần kiểm tra ống hút đờm có lỗ phụ ở bên cạnh hay không.
  • Chạy thử máy, kiểm tra máy hoạt động có tốt không.


hút đờm tại phòng khám bệnh viện

2. Điều chỉnh tư thế bệnh nhân 

  • Nghiêng mặt về một phía người hút đờm trong cổ họng hoặc nằm ngửa, kê gối dưới vai. 
  • Có thể trải giấy lót hoặc vải chống ướt qua cổ người bệnh.
  • Chuẩn bị một số dụng cụ khác: Khay đựng chất thải y tế, gạc, khăn sạch, khay vô khuẩn.

3. Tiến hành hút đờm trong cổ họng

- Áp lực tùy đối tượng mà điều chỉnh cho phù hợp:
Người lớn:  m 100 – 120mmHg.
Thanh thiếu niên:  m 80 – 100mmHg.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:  m 60 – 80 mmHg.

- Cách thực hiện lấy đờm

  • Người hút đàm dùng tay thuận cầm ống, sau đó đưa nhẹ nhàng ống vào miệng hoặc mũi người bệnh. Căn chỉnh tới vị trí cần hút thì bịt lỗ phụ bên cạnh ống lại rồi hút ống thông ra từ từ.
  • Trong trường hợp ống không có lỗ phụ thì khi đưa ống hút vào lưu ý không được gập ống bởi vì sẽ gây áp lực lớn hơn. Lúc này khi mở hút sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc.
  • Sau khi thực hiện xong, lau sạch đầu ống rồi lại tiếp tục hút cho đến khi sạch đờm nhớt. 
  • Vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng nơi hút đờm cho bệnh nhân rồi sửa lại tư thế cho người bệnh.

Trên đây là một số cách hút đờm trong cổ họng tại các phòng khám, chuyên khoa an toàn mà lại có hiệu quả nhanh. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã được bổ sung thêm kiến thức trong việc phòng và điều trị đờm trong họng cho bản thân và cả gia đ cho các thành viên trong gia đình.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người