Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Mẹo chữa trẻ ho có đờm cực kỳ hiệu quả

Ngày đăng : 12-11-2018 - Lượt xem : 1576

Khi trẻ ho có đờm việc hô hấp qua khoang miệng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng khó thở với hơi thở khò khè có thể diễn ra và nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Khi này, các ông bố bà mẹ nên áp dụng một vài những mẹo nhỏ mà các chuyên gia chia sẻ trong bài viết dưới đây để nhanh chóng giúp trẻ giảm những cơn khó chịu do ho có đờm gây ra.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Top những mẹo hay giúp trẻ ho có đờm nhanh khỏi mà không cần thuốc

Ho có đờm là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Ho có đờm là trạng thái ho mà trong cổ họng của bạn sẽ tiết ra những dịch nhày mà nguyên nhân được xác định chủ yếu là do các vấn đề liên quan đến đường hô hấp trên như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, lao… gây ra. Ngoài ra, trẻ ho có đờm cũng có thể là do sự biến đổi của thời tiết từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng một cách thất thường khiến cho cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường sống mới.

Trẻ ho có đờm thường kèm theo một số các dấu hiệu tương ứng sau:

 Trẻ khó thở và hơi thở phát ra tiếng kêu khò khè. Trẻ thường xuyên phải thở bằng mũi do khoang hô hấp bằng họng của bé bị lấp kín bởi các dịch đờm.

 Sốt nhẹ hoặc sốt cao là một dấu hiệu kèm theo khi trẻ ho có đờm, số thường xuất hiện nhiều về chiều tối và đêm với nhiệt độ khoảng trên 38 độ C.

Ho nhiều đến mức trẻ có thể bị chảy nước mắt, nước mũi, trẻ chán ăn, bỏ ăn và quấy khóc liên tục. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt do có thể trạng tốt nên trẻ vẫn có khả năng vui chơi như thông thường…

Ho có đờm ở trẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bé mà còn tiềm ẩn nhiều các bệnh liên quan. Và đây chính lý do tại sao các bậc cha mẹ cần có những cái nhìn đúng về bệnh lý này để có thể hỗ trợ điều trị cho trẻ ngay tại nhà ngay trong giai đoạn sớm khi trẻ mới bị bệnh. Và đừng quên bỏ qua một số những mẹo nhỏ nhưng có võ trong điều trị trẻ ho có đờmphòng khám Hoàn Cầu chia sẻ sau đây.

Ho có đờm có thể ảnh hưởng đến bữa ăn và giấc ngủ của trẻ nhỏ

Ho có đờm có thể ảnh hưởng đến bữa ăn và giấc ngủ của trẻ nhỏ

Tổng hợp các mẹ hay có thể loại bỏ dấu hiệu trẻ ho có đờm

1. Vỗ long đờm cho bé

Vỗ long đờm là giải pháp an toàn giúp tống khứ hết những chất dịch có hại cho cơ thể ra bên ngoài theo đường hô hấp. Bạn hãy thực hiện vỗ long đờm cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng cách bế trẻ với tư thế thích hợp và dùng tay vỗ rung nhẹ từ dưới lưng lên trên theo chiều của cánh phổi. Nếu tiến hàng thường xuyên tình trạng ho đờm sẽ giảm bớt rất nhiều.

2. Quất và đường phèn

Khi trẻ ho có đờm bạn không nên nghĩ đến việc cho bé dùng kháng sinh mà hãy thử tự chế ra cho bé một loại siro trị ho với các nguyên liệu chính là quất xanh và đường phèn. Hấp các nguyên liệu này khi bạn nấu cơm sau đó dùng hỗn hợp thu được cho bé uống nhiều lần trong ngày cũng sẽ là một phương án hỗ trợ điều trị ho có đơm ở trẻ rất tuyệt vời.

3. Chanh đào mật ong

Với những trẻ đã trên 1 tuổi mà bị ho có đờm cha mẹ có thể sử dụng mật ong như một loại kháng sinh tự nhiên để bé dùng khi bị ho có đờm đặc. Chỉ cần hấp cách thủy chanh đào và mật ong sau đó dùng dung dịch thu được để cho bé uống hàng ngày với lượng không quá nhiều. Mật ong chanh đào sẽ giúp sát khuẩn cổ họng và làm giảm nhanh các dấu hiệu trẻ ho có đờm.

4. Lá húng chanh hấp đường phèn

Trong lá húng chanh có chứa các thành phần làm long đờm, tiêu độc như Cavaron và nó rất tốt khi trẻ ho có đờm. Bạn có thể dùng húng chanh để thay cho các loại thuốc kháng sinh trong giai đoạn sớm bằng cách hấp cách thủy nó cùng mật ong hoặc đường phèn nhưng tốt nhất là đường phèn. Cho bé uống hỗn hợp thu được trong 2 ngày liên tiếp để nhận thấy hiệu quả nhé.

Giải pháp điều trị ho có đờm là cần bám sát nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

Giải pháp điều trị ho có đờm là cần bám sát nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý những mẹo nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng trẻ ho có đờm. Việc trị bệnh muốn dứt khoát vẫn cần bám sát nguyên nhân gây ho là gì. Chính vì thế, nếu con em của mình đã bị ho có đờm trong nhiều ngày mà không khỏi thì hãy lập tức cho bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất hoặc những phòng khám chuyên khoa uy tín để nhận chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị ho có đờm an toàn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục  Viêm họng mãn tính. Bên cạnh đó thì bạn có thể tham khảo các bài viết khác liên quan đến bệnh về tai – mũi - họng mục tại website https://benhvientaimuihonghcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người