Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Ngủ ngày - Cày đêm triệu chứng không thể xem thường

Ngày đăng : 01-07-2021 - Lượt xem : 1049

Với tần suất công việc ngày càng dày đặc thì việc ngủ ngày cày đêm hết sức thường thấy ở những người làm công ăn lương ngày nay ! Vậy tình trạng này có tốt không, ảnh hưởng gì đến sức khỏe hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé !

Ngủ ngày nhiều có tốt không?

Trong cuộc sống hiện nay, việc thức đêm ngủ ngày diễn ra khá phổ biến với những người trẻ tuổi. Nhiều người nghĩ rằng thức đêm để làm việc, xem phim … và ngủ bù vào sáng hôm sau để chống lại những cơn buồn ngủ là chuyện rất bình thường… Tuy nhiên thói quen này đang âm thầm bào mòn sức khỏe của bạn không phanh.

Nếu bạn rơi vào tình trạng thường xuyên bị mất ngủ ban đêm, nhưng ban ngày lại luôn trong trạng thái buồn ngủ đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh mất ngủ kinh niên và đang cảnh báo tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe mà bạn không biết.

Để biết được ngủ ngày có tốt không thì trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về đồng hồ sinh học tự nhiên của con người. Theo nhịp sinh học, giấc ngủ ban đêm chính là thời gian để toàn bộ cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, bài trừ độc tố và tái tạo. Cụ thể như sau:

  • Từ 21 giờ – 23 giờ: Các tế bào bạch cầu lympho bài trừ chất độc cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên bạn nên chuẩn bị một không gian yên tĩnh để bắt đầu chìm vào giấc ngủ.
  • Từ 23 giờ – 1 giờ sáng: Đây là lúc gan thực hiện chức năng giải độc. Hiệu quả đạt được tốt nhất khi bạn đã ngủ say.
  • Từ 1 giờ – 3 giờ sáng: Mật bài độc trong trạng thái ngủ say
  • Từ 3 giờ – 5 giờ sáng: Phổi tiến hành thải độc khiến cho một số người có phản xạ ho, thậm chí là ho dữ dội
  • Từ 7 giờ – 9 giờ sáng: Thời điểm này ruột non có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng nhiều nhất nên mọi người thường được khuyên không nên bỏ bữa sáng.
  • Từ 23 giờ – 4 giờ sáng: Tủy sống thực hiện chức năng tạo máu, cần phải ngủ say.

Như bạn cũng thấy, vào bao đêm cơ thể thực hiện nhiều chức năng vô cùng quan trọng. Việc thức đêm ngủ ngày có nghĩa là bạn đang chống lại quy luật tự nhiên. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra không ít hệ lụy cho sức khỏe.

11 Tác hại của thức đêm ngủ ngày

Thói quen thức đêm ngủ ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số tác hại thường gặp:

1. Dễ bị stress, căng thẳng, mệt mỏi

Theo báo Đất Việt, ngủ vào ban ngày thường gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể chúng ta so với ngủ ban đêm. Giấc ngủ của bạn có thể bị giảm sút và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ánh sáng, tiếng ồn, bụi bẩn ô nhiễm, vi khuẩn… phát tán trong không gian.

Khi chất lượng giấc ngủ bị giảm đi, ngủ không sâu, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng, cơ bắp không được thư giãn hoàn toàn. Không những thế, đây còn là nguyên nhân khiến cho máu khó lưu thông, dẫn đến tình trạng stress thường xuyên, căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, chân tay rệu rã…

2. Nguy cơ mắc đủ loại bệnh nguy hiểm

Ngủ ngày thay cho đêm gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt hàng ngày như việc ăn uống, nghỉ ngơi, các hoạt động học tập, rèn luyện… Nó kéo theo một loạt các hậu quả xấu tới các cơ quan bên trong cơ thể.

3. Ngủ ngày cày đêm làm suy giảm thị lực

Thức đêm nhiều khiến cho đôi mắt và các cơ xung quanh phải làm việc quá sức. Hậu quả là bạn có thể bị sưng bọng mắt, xuất hiện quầng thâm, giảm thị lực, mắt trở nên khô và nhạy cảm, các cơ quanh mắt bị bị căng và dần trùng xuống do phải hoạt động quá sức.

4. Thức đêm ngủ ngày gây suy giảm trí nhớ

Khoảng thời gian ngủ ban đêm là lúc não bộ được nghỉ ngơi, tái tạo các tế bào và ghi nhớ lại những sự kiện diễn ra trong suốt cả ngày. Khi bạn thức đêm mà ngủ không đủ giấc vào ban ngày sẽ khiến não không được nghỉ ngơi đầy đủ, lượng thông tin được ghi nhớ cũng trở nên mờ nhạt.

Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những người có thói quen thức đêm ngủ ngày trong thời gian dài có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao gấp nhiều lần so với đối tượng bình thường. Thói quen này cũng khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng đầu óc. Về lâu dài, trí nhớ sẽ bị giảm sút khiến bạn trở nên lơ đễnh, mất tập trung trong mọi hoạt động, từ công việc đến học hành và ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày.

5. Dễ bị tăng cân khi thức đêm

Quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể thường diễn ra vào ban đêm. Hoạt động này có thể bị rối loạn nếu bạn ít ngủ vào ban đêm, đặc biệt là ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. Lượng chất béo dư thừa không được chuyển hóa hết sẽ tích tụ trong cơ thể, tập trung chủ yếu ở các vùng bụng, mông, đùi, cánh tay không chỉ gây tăng cân mà còn ảnh hưởng lớn đến vóc dáng.

Thêm vào đó, khi thức đêm cơ thể thường có khuynh hướng thèm ăn, cần nạp nhiều năng lượng hơn. Lúc này, thức ăn được lựa chọn thường là những đồ nhanh, các món chế biến sẵn nhiều chất béo. Nếu không kiểm soát được lượng calo nạp vào thì bạn bạn có thể bị tăng cân một cách nhanh chóng.

6. Gây bệnh tim mạch, đột quỵ

Thức đêm ngủ ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, nguy hiểm hơn là bị đột quỵ. Giải thích cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng thức đêm sẽ gây ra sự kích thích mạnh đối với các dây thần kinh giao cảm, đồng thời khiến các cơ trong tim co thắt mạnh hơn, làm tăng nhịp tim, lâu dài sẽ khiến tim liên tục phải chịu nhiều áp lực. 

Kết hợp với đó, nếu tình trạng tăng cân xảy ra thì các tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý tim mạch, đột quỵ phát triển.

7. Ngủ ngày cày đêm gây căng thẳng, trầm cảm

 Khi ngủ vào ban ngày, mọi thứ xung quanh bạn vẫn diễn ra bình thường. Dưới tác động của ánh sáng tự nhiên, tiếng ồn và bụi bẩn cùng vi khuẩn xen lẫn trong không khí có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ không sâu giấc khiến các cơ quan không được thư giãn hoàn toàn và bị thiếu năng lượng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não. Điều này khiến thần kinh dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng, trầm cảm cùng nhiều tác hại khác như choáng váng, tứ chi rệu rã không muốn làm bất cứ việc gì.

Ngủ ngày cày đêm khiến thần kinh bị tổn thương dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi

8. Dễ mắc bệnh tiểu đường

Ngủ ngày cày đêm liên tục trong một thời gian dài có thể gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Hiện tượng này ảnh hưởng đến khả năng dung nạp glucose và làm giảm lượng insulin được sản xuất trong trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra, bệnh tiểu đường sớm muộn cũng ghé thăm bạn.

9. Đau đầu do thức đêm ngủ ngày

Không chỉ gây căng thẳng, thức đêm nhiều cũng khiến nhiều người mắc chứng đau đầu kinh niên do bị tổn thương não và dây thần kinh. Hệ thống phản xạ tự nhiên của cơ thể cũng bị suy yếu dần khiến phản ứng của cơ thể trở nên chậm chạp.

10. Da nhanh lão hóa, dễ bị nổi mụn

Đây là một trong những tác hại rất rõ nét của việc thức đêm ngủ ngày. Thói quen này khiến da nhanh bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn, bị sạm đen và dễ nổi mụn. 

Nguyên nhân là do thức đêm khiến lượng nồng độ Cortisol trong máu tăng cao làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và ức chế khả năng tái tạo các tế bào da. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc của bạn.

11. Giảm tuổi thọ

Ngủ ngày cày đêm khiến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể dần bị suy yếu và không thể hoạt động khỏe mạnh. Tất cả tích tụ làm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và rút ngắn tuổi thọ của bạn.

Thức ngày cày đêm sao cho khỏe?

Có thể thấy, thức đêm ngủ ngày gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nếu có thể, bạn nên từ bỏ thói quen này ngay và bắt đầu điều chỉnh lại giấc ngủ cho khoa học.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp phải thức đêm vì tình huống bất khả kháng, chẳng hạn như công nhân làm ca đêm, bảo vệ, chuyên gia, y tá trực trong bệnh viện… Nếu rơi vào nhóm đối tượng này, bạn cần biết cách làm sao để giảm thiểu tối đa tác hại của việc thức đêm ngủ ngày. Những gợi ý dưới đây có thể sẽ hữu ích với bạn:

– Cố gắng ngủ bù đủ giấc vào ban ngày

Dù ngủ ban đêm hay ban ngày, bạn cũng cần cố gắng ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày, trong đó có 5 – 6 tiếng nghỉ ngơi sau ca làm việc và 2 tiếng trước khi bước vào làm ca đêm. Để có được giấc ngủ nhanh hơn và ngon hơn vào ban ngày cần chú ý:

  • Mang kính râm trên đường trở về nhà sau khi tan ca. Tránh để ánh sáng tiếp xúc nhiều mới mắt sẽ gây tỉnh táo, khó ngủ.
  • Kéo rèm cửa trong phòng, nên sử dụng rèm tối màu để hạn chế ánh sáng trong phòng
  • Đeo tai nghe và mang đậy che mắt nếu cần thiết để giấc ngủ không bị gián đoạn do ảnh hưởng của tiếng ồn, ánh sáng.
  • Tạo không gian phòng ngủ thoải mái, mát mẻ.
  • Nếu khó ngủ có thể nghe một bản nhạc nhẹ kết hợp hít thở sâu để thần kinh được thư giãn.
  • Tránh toàn bộ các hoạt động thể lực, xem điện thoại, tivi, hay đọc sách trước khi đi ngủ.
  • Đừng quên thông báo cho mọi người biết về lịch làm việc cũng như nghỉ ngơi của bạn. Tốt nhất hãy để điện thoại ở chế độ rung hoặc tắt nguồn để tránh bị làm phiền bởi tiếng chuông điện thoại trong lúc ngủ.

– Đừng quên chăm sóc cho đôi mắt

Để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt vì thức đêm nhiều, bạn nên thủ sẵn một lọ nước nhỏ mắt và nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cho mắt. Ngoài ra, có thể dùng dưa chuột thái lát mỏng, bã trà túi lọc đắp lên mắt kết hợp mát xa nhẹ nhàng để làm dịu các cơ, giảm quầng thâm, hạn chế sưng bọng mắt.

– Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những người hay phải làm việc ca đêm. Sau một đêm làm việc mệt mỏi, bạn cũng chú trọng việc ăn uống thay thì chỉ lo đi ngủ bù.

  • Khi tan can trở về nhà, hãy ăn một chút đồ ăn nhẹ để lót dạ nhưng đừng ăn quá nó. Bạn cũng không nên để bụng trống rỗng khi đi ngủ vì với một cái bụng đói cồn cào thì chắc chắn bạn sẽ chẳng ngủ yên.
  • Bữa trưa vẫn là bữa ăn chính trong ngày nên không thể ăn uống qua loa. Bạn cần bổ sung đầy đủ nhóm chất cho bữa ăn này bao gồm chất xơ, chất đạm, tinh bột, chất béo, đường. Sau khi ngủ dậy, hãy chuẩn bị bữa trước với các món cá, thịt và không thể thiếu rau xanh, trái cây tươi. Chúng sẽ giúp cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động suốt cả ngày.
  • Trước khi bắt đầu vào ca đêm, ngoài bữa ăn tối, bạn có thể uống một tách cà phê vào lúc 8- 9 giờ để đầu óc tỉnh táo. Tránh uống cà phê vào lúc 1 – 2 giờ sáng vì nó có thể gây hưng phấn thần kinh kéo dài đến 7 tiếng đồng hồ, như vậy sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban ngày.
  • Ngoài các bữa ăn chính, bạn có thể ăn nhẹ giữa ca với các món ít chất đạm và chất béo để bổ sung năng lượng cho cơ thể nhưng không gây tăng cân.

– Có kế hoạch làm việc ca đêm hợp lý:

  • Trong khi làm việc ca đêm , cứ sau 1 – 2 tiếng bạn nên ngừng lại nghỉ ngơi 10 – 20 phút. Có thể tranh thủ thời gian này để chợp mắt cũng giúp cơ thể khỏe khoắn, tỉnh táo hơn. 
  • Trường hợp phải xoay ca thì nên luân chuyển theo thứ tự từ ca sáng đến ca chiều rồi qua ca đêm. 
  • Mỗi ca duy trì trong 2 – 3 ngày và cần có thời gian nghỉ khoảng 24 giờ trước khi chuyển từ ca ngày sang ca đêm.

– Có kế hoạch tập luyện phù hợp 

Sau giấc ngủ ban ngày, hãy để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và đừng quên tập thể dục thể thao mỗi ngày. Hãy dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể thao, dù chỉ là đi bộ hay tập vài động tác đơn giản cũng giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường thể lực. Tuy nhiên cần lưu ý tránh tập thể dục gần sát giờ đi ngủ vào ban ngày.

Bài viết trên đây vừa giải đáp thắc mắc ngủ ngày có tốt không? Bạn chỉ nên ngủ vào ban ngày nếu bắt buộc phải làm việc vào ban đêm. Chú ý điều chỉnh lối sống cho hợp lý để bảo vệ cho sức khỏe khi ngủ ngày cày đêm.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người