Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Nguyên nhân trẻ nhiều đờm và phương pháp điều trị

Ngày đăng : 23-10-2021 - Lượt xem : 1405

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém thường rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Hiện tượng tăng tiết đờm, ho có đờm là một trong những bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi bé có triệu chứng này, rất nhiều phụ huynh lúng túng trong cách xử lý. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nhiều đờm và cách điều trị qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân khiến trẻ nhiều đờm

Nguyên nhân khiến trẻ nhiều đờm

Đờm là một chất dịch của cơ thể xuất hiện khi đường hô hấp bị viêm nhiễm. Đờm thường có dạng chất nhầy, màu trắng đục hoặc trong, đôi khi có màu xanh hoặc vàng. Đờm xuất hiện nhiều trong cổ họng sẽ gây khó chịu và khiến bé bị ho. Đặc biệt, đờm có màu vàng càng đậm thì khả năng bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp càng cao.

Trẻ bị đơmg nhiều trong cổ họng do một số nguyên nhân như: Cảm lạnh, cảm cúm, thay đổi thời tiết đột ngột, khô họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm VA hay dị ứng với một số chất nhất định.

Dù nguyên nhân là gì thì tình trạng sẽ khiến trẻ ho dữ dội, dẫn đến mệt mỏi, đau rát cổ họng, thậm chí khó thở. Chính vì đó, khi nghe tiếng ho của trẻ có nhiều đờm, bố mẹ nên sớm tìm phương pháp điều trị đúng và kịp thời, làm tan đờm cho bé.

Phương pháp điều trị trẻ nhiều đờm

Là một bệnh lý thường gặp và dễ điều trị, bố mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng này. Khi trẻ nhiều đờm, ho có đờm nên tham khảo một số phương pháp sau.

Trị trẻ nhiều đờm bằng lá hẹ

Lá hẹ là loại thực vật có nhiều hoạt chất như chất xơ, chất đạm, vitamin A,C, photpho, canxi - những chất có khả năng làm loãng đờm, giữ ấm cơ thể, trị viêm họng, ho có đờm. Bên cạnh đó, lá hẹ còn chứa allcin, odorin, sulfit… những chất tương tự kháng sinh và có thể chống lại hoạt động của tụ cầu vàng và nhiều chủng vi khuẩn gây hại khác.

Cách làm:

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá hẹ tươi 5g, quất 3 quả, đường phèn 10g

Các bước thực hiện:

+ Rửa sạch quả quýt, cắt lát nhỏ.

+ Lá hẹ rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ráo nước, cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 2 cm. 

+ Cho nguyên liệu vào chén, hấp cách thủy 20 phút

+ Lấy ra chắt nước cho bé uống mỗi lần 2 thìa cà phê, 3 lần/ngày. Dùng liên tục 3 ngày sẽ chấm dứt tình trạng trẻ nhiều đờm.

Lá hẹ trị trẻ nhiều đờm

Chữa trẻ nhiều đờm bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là loại rau được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền. Loại rau này ăn vào sẽ giúp thải độc gan, giảm sốt, tiêu sưng, diệt trừ vi khuẩn gây viêm họng và điều trị cho trẻ nhiều đờm rất hiệu quả.

Cách dùng:

+ Chuẩn bị diếp cá tươi, 200ml nước vo gạo ( chỉ lấy nước vo gạo lần 2 )

+ Rửa sạch rau diếp cá, giã nhuyễn 

+ Đun sôi nước vo gạo, cho rau diếp cá vào nấu thêm 3 phút 

+Đun xong lọc nước thành 3 phần cho trẻ nhiều đờm uống vào 3 buổi trong ngày. Mỗi lần sử dụng nên hâm nóng mới uống.

Dùng thuốc chữa trẻ nhiều đờm 

Cách nhanh và hiệu quả nhất để giúp trẻ hạn chế đờm là dùng thuốc long đờm do chuyên gia kê đơn. Tuy nhiên, các phương pháp dân gian vẫn được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ hơn là thuốc tây dược. Bởi việc lựa chọn dùng thuốc nào, hàm lượng bao nhiêu còn phải xem xét tình trạng sức khỏe của bé.

Tuy nhiên nếu tình trạng đờm của bé xuất hiện quá nhiều, khiến trẻ ho và mệt mỏi. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia tại Bệnh Viện Hoàn Cầu, có 2 loại thuốc có thể sẽ được dùng cho trẻ nhiều đờm là Bromhexine hydrochloride và Acetyl cystein.

  • Bromhexin Hydrochloride:

Thuốc được sử dụng chữa bệnh cho trẻ theo nhiều dạng khác nhau như siro, thuốc tiêm, cồn ngọt… Ngoài ra, khi kết hợp cùng các thuốc kháng sinh như Amoxicillin hay Cefuroxime sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn gây đờm. Sử dụng thuốc sẽ làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ.

Nhưng bên cạnh hiệu quả trị đờm, khi sử dụng sẽ có một số tác dụng phụ như: Dị ứng, phát ban, ngứa da… 

  • Acetylcystein

Tên đầy đủ của loại thuốc này là N-Acetylcystein, có tác dụng làm giảm độ đặc quánh của đờm. Thường được sử dụng dưới dạng thuốc hít phun mù hoặc nhỏ dung dịch acetylcystein 10 – 20% trực tiếp.

Thuốc này cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ như: Buồn nôn hay ói mửa, đau đầu, buồn ngủ, chảy nhiều nước mũi, co thắt khí quản, đau bụng, chảy máu dạ dày… Do đó, thuốc chỉ nên dùng khi được chuyên gia kê đơn.

Ngoài ra, chất lượng thức ăn cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ nhiều đờm. Cha mẹ nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ lạnh hoặc các món được tẩm ướp nhiều gia vị cho bé. Cùng với đó, hãy thường xuyên cho trẻ uống nước ấm, giữ ẩm cổ họng để ngăn ngừa nguy cơ bị ho có đờm. 

Thuốc điều trị tình trạng trẻ nhiều đờm

Trên đây là những chia sẻ của Bệnh Viện tai mũi họng Hoàn Cầu về nguyên nhân khiến trẻ nhiều đờm và một số phương pháp hiệu quả để điều trị. Các loại thuốc khuyên dùng trên chỉ mang tính tham khảo. Hãy đưa trẻ đến thăm khám ở cơ sở y tế chất lượng để được chẩn đoán và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người