Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Nhiệt miệng có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Ngày đăng : 23-02-2024 - Lượt xem : 220

Tình trạng nhiệt miệng có nguy hiểm không? Nhiệt miệng là một hiện tượng phổ biến, thường gặp ở nhiều người và đa số các vết loét miệng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng mang lại sự khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trong việc ăn uống. Nếu nhiệt miệng kéo dài thì cần được thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là các vết loét nhỏ, nông, thường xuất hiện ở các mô mềm trong miệng như môi, bên trong má hoặc nướu, được gọi là Aphthous Ulcer trong ngôn ngữ y học. Thông thường, các vết nhiệt miệng có thể có máu trắng hoặc màu vàng, với viền xung quanh là màu đỏ, thường có hình dạng tròn hoặc oval.

Triệu chứng nhiệt miệng

Không giống như lở miệng do virus Herpes hoặc mụn nước, các vết nhiệt miệng không lây lan, nhưng chúng có thể gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc bệnh. Mỗi khi tiếp xúc với vết loét như khi ăn, nói chuyện hoặc nuốt nước bọt, có thể gây ra cảm giác đau nhói và khó chịu. Nhiệt miệng được nhận biết thông qua những biểu hiện sau:

 Một hoặc nhiều vết loét nằm trên phần màng nhầy trong miệng.

 Sưng đỏ của niêm mạc xung quanh vết loét.

 Khó khăn khi nhai hoặc đánh răng do đau.

 Kích ứng của vết loét khi tiếp xúc với thức ăn mặn, cay hoặc chua.

 Kích ứng của vết loét do răng giả, dụng cụ chỉnh nha hoặc nẹp miệng.

 Đôi khi, vết loét có thể không gây đau, thường gặp khi bị ung thư miệng.

Vậy nhiệt miệng có nguy hiểm không? Tùy thuộc vào kích thước, nhiệt miệng có thể gây ra đau rát nhẹ hoặc đau nặng, làm trở ngại cho việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và giao tiếp. Các vết loét nhỏ không quá 5 mm thường tự lành trong vài ngày đến khoảng 2 tuần, trong khi các vết loét lớn hơn có thể mất đến 1 tháng để tự lành.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng do những nguyên nhân chủ yếu sau gây ra:

Tổn thương niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng dễ bị tổn thương do các va chạm và các tổn thương này là nguyên nhân gây ra việc xuất hiện các vết nhiệt miệng. Những va chạm gây tổn thương niêm mạc miệng là do:

 Bàn chải đánh răng quá cứng hoặc không phù hợp với cấu trúc miệng hoặc bạn bị trượt tay khi đánh răng, làm cho bàn chải va chạm mạnh với nướu hay mặt trong của má.

 Các dụng cụ phục hình răng như răng giả, mắc cài niềng răng có các góc cạnh cứng, gồ ghề, sắc.

 Răng bị mẻ, răng mọc lệch hoặc có mẩu răng vỡ còn lại.

 Vô tình cắn vào lưỡi hoặc mặt trong của má.

 Ăn các loại thức ăn cứng, khô xơ cũng có thể gây tổn thương niêm mạc miệng..

Thay đổi hormone nữ

Tuy nhiệt miệng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý, nhưng nếu nó xuất hiện theo chu kỳ hàng tháng thì bạn không cần quá lo lắng. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây nhiệt miệng là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là sự tăng giảm của các hormone estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này dẫn đến các biến động trong niêm mạc miệng và gây ra triệu chứng nhiệt miệng.

Căng thẳng và stress

Nếu bạn đang trải qua tình trạng căng thẳng và mệt mỏi, khả năng bị nhiệt miệng sẽ tăng lên. Vì stress có thể gây suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng tiết cortisol, một hormone stress, làm suy yếu niêm mạc miệng và tạo điều kiện cho sự hình thành các vết loét. Điều này tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn nếu dinh dưỡng không cân bằng và đầy đủ.

Nhạy cảm với thức ăn

Nhiệt miệng có thể xuất hiện do bạn nhạy cảm với một số loại thực phẩm. Ví dụ, việc tiêu thụ nhiều loại trái cây giàu axit như dứa, cam, quýt, bưởi, dâu tây, cũng như các món ăn cay, mặn có thể làm kích thích niêm mạc miệng và gây ra các triệu chứng của nhiệt miệng. Một số người bị nhiệt miệng do nhạy cảm với các thành phần trong socola, cà phê, trứng, phô mai và các loại thực phẩm khác.

Tác dụng phụ của thuốc

Nhiệt miệng hình thành do tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài. Các thuốc này có thể tác động đến hệ thống miễn dịch hoặc gây ra các biến đổi trong cơ chế bảo vệ của cơ thể, dẫn đến việc niêm mạc miệng trở nên dễ bị tổn thương và dễ gặp vấn đề về nhiệt miệng.

Thiếu chất dinh dưỡng quan trọng

Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt miệng, có thể đó là một dấu hiệu của chế độ dinh dưỡng không cân đối. Điều này có thể xuất phát từ việc thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B9 (acid folic), vitamin B12, kẽm và sắt trong cơ thể.

Vitamin B9 và B12 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của niêm mạc miệng và hệ thống miễn dịch, trong khi kẽm và sắt là những khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể hoạt động bình thường. Do đó, sự thiếu hụt các chất này có thể dẫn đến việc niêm mạc miệng trở nên yếu và dễ bị tổn thương, dẫn đến nhiệt miệng.

Kích ứng với hóa chất

Nhiệt miệng thường xảy ra khi có kích ứng từ hóa chất như việc sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa sodium lauryl sulfate có thể gây kích ứng cho nướu và niêm mạc miệng.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Thông thường, nhiệt miệng không phải là một bệnh lý đe dọa tính mạng và thường tự khỏi sau vài ngày đến 2 tuần. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đi khám nếu gặp một trong những dấu hiệu sau:

 Nhiệt miệng gây đau đớn nặng và làm khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

 Kích thước của vết loét nhiệt miệng vượt quá mức bình thường.

 Nhiệt miệng kèm theo sốt cao.

 Vết loét không hồi phục sau hơn 3 tuần.

 Tình trạng nhiệt miệng tái phát thường xuyên mặc dù đã thực hiện các biện pháp tự điều trị và phòng tránh.

Cách điều trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, thường đi kèm với cảm giác đau đớn và khó chịu, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống. Dưới đây là một số cách trị nhiệt miệng tại nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

 Sử dụng kem chống vi khuẩn giúp làm giảm vi khuẩn trong miệng và hỗ trợ quá trình lành vết loét.

 Rửa miệng bằng dung dịch nước muối loãng giúp làm sạch vùng miệng và giảm vi khuẩn.

 Đặt một miếng đá lạnh lên vết loét có thể giúp giảm đau và làm dịu cảm giác khó chịu.

 Sử dụng thuốc giảm đau dạng gel hoặc thuốc nhai có thể giúp giảm đau và giảm vi khuẩn trong miệng.

 Tránh các thực phẩm cay nồng, chua, mặn hoặc cứng và hạn chế tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc đồ uống gây kích ứng vùng miệng.

 Thực hiện các phương pháp giảm stress như thiền, yoga hoặc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp cơ thể thư giãn và hỗ trợ quá trình lành vết loét.

Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu là một đơn cơ sở y tế uy tín chuyên điều trị các bệnh tai mũi họng.

Phòng khám sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm nên chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhiệt miệng. Đồng thời, tại đây còn được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại giúp hỗ trợ quá trình Khám-Chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và an toàn.

Qua những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về nhiệt miệng có nguy hiểm không. Nếu bạn còn những lo lắng khác về các bệnh lý tai mũi họng thì hãy bấm ngay vào khung chat trực tuyến cuối bài để được hỗ trợ nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người