Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

[TPHCM] Những dấu hiệu cảnh báo đợt cấp COPD cần biết

Ngày đăng : 22-07-2021 - Lượt xem : 858

Đợt cấp COPD là một tình trạng tổn thương phổi trong một thời gian dài có thể là do bệnh lý, di truyền, nhiễm độc, rối loạn chức năng hô hấp. Nhìn chung bệnh nhân mắc đợt cấp phổi COPD thường phải gánh chịu hậu quả khó lường nếu không điều trị kịp thời do oxy không được lưu thông đến các chi và cơ quan trong cơ thể.

Dấu hiệu cảnh báo đợt cấp COPD

Bạn hoặc người thân của mình bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Việc nhận biết các dấu hiệu của một đợt cấp COPD có thể giúp bệnh nhân xử trí kịp thời và giảm các tình huống xấu, giảm nguy cơ đe dọa tính mạng từ đợt bùng phát COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một tình trạng tổn thương phổi tiến triển trong thời gian dài, gây khó thở và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khi bệnh tiến triển có thể dẫn đến các đợt cấp COPD cần phải được điều trị kịp thời. Trung bình mỗi năm người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD sẽ có từ 1,5 – 2,5 đợt cấp

Bỏ qua các dấu hiệu của đợt cấp có thể dẫn đến nhập viện và đẩy nhanh tiến độ suy giảm chức năng phổi. Điều quan trọng là tìm hỗ trợ y tế ngay lập tức để giảm thiểu tác hại từ một đợt cấp COPD.

Nếu bạn có một hoặc những triệu chứng COPD sau, hãy gọi điện thoại cho chuyên gia ngay. Nếu bạn có các loại thuốc ( thuốc kháng sinh và steroid đường uống ) tại nhà dùng cho các đợt cấp COPD , chuyên gia có thể hướng dẫn bạn dung thuốc thế nào để điều trị triệu chứng tại nhà. Và nếu tình huống cần thiết, chuyên gia sẽ yêu cầu bạn nhập viện điều trị ngay lập tức

12 + dấu hiệu sau đây cảnh báo một đợt cấp COPD bao gồm 

1.  Khó thở hơn so với bình thường : khi vào đợt cấp COPD, bệnh nhân có thể có cảm giác khó thở hoặc cảm giác không có đủ không khí để thở . Nếu cảm giác khó thở nặng hơn, hoặc nếu bạn cảm  thấy hơi thở ngắn ngay cả  lúc nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ nhàng, hãy tìm thuốc hỗ trợ ngay

2 . Thở mạnh, thở ran rít . Với một đợt cấp COPD, thở khò khè , ran rít , hoặc tiếng khò khè có thể đi cùng hơi thở. Thở khò khè cho thấy tắc nghẽn một phần của đường hô hấp gây ra bởi chất nhầy, mủ , hoặc yếu tố gây viêm khác. Âm thanh ran rít hoặc khò khè trong quá trình thở có thể do sự tích tụ của chất lỏng trong phổi hoặc chất nhầy trong đường hô hấp.

3. Tăng lo lắng. Mọi người đều cần oxy để tồn tại. Nếu bạn cảm thấy không nhận được đủ oxy và cảm thấy lo lắng, hoảng sợ, bạn sẽ càng khó thở hơn vì các cơ bắp căng ra

4 . Thở từ lồng ngực . Thở từ lồng ngực - thay vì bụng của bạn - có thể là một cảnh báo về một đợt cấp COPD. Trong đợt kịch phát , ngực có thể di chuyển lên xuống nhanh hơn, hoặc chậm hơn rất nhiều . Hơi thở c trở nên bất thường hơn .

5 . Ho . Ho nhiều và nặng hơn bình thường có thể chỉ ra một đợt cấp COPD. Ho có thể ho khan, hoặc có nhiều đờm vàng, xạnh hoăc có lẫn máu. Khi nằm và ngủ có thể ho nhiều hơn. Và vì thở mệt hơn, ban nên ngồi trên ghế để thở dễ hơn là nằm

6 . Thay đổi màu da hoặc màu móng tay . Trong đợt kịch phát, có thể có những thay đổi đáng chú ý về màu sắc, chẳng hạn như một màu xanh xung quanh môi. Bạn cũng có thể nhận thấy móng tay màu xanh hoặc tím , hoặc da có thể tái xám nhợt nhạt

7. Ngủ khó và không quan tâm đến ăn uống . Các triệu chứng tăng lên với một đợt COPD làm bệnh nhân không ăn uống được và cũng ngủ khó.

8. Không đủ sức nói. . Một người nào đó trải qua suy hô hấp nặng có thể không đủ sức nói chuyện mà phải dùng cử chỉ để diễn tả cho người khác biết có chuyện gì xảy ra

9 . Đau đầu vào sáng sớm. Ở những người bị COPD, nồng độ oxy trong máu (SpO2) thấp có thể dẫn đến đau đầu buổi sáng . Những cơn đau đầu này là do tích tụ của khí CO trong máu. Nếu đau đầu buổi sáng là một triệu chứng mới , nó có thể là dấu hiệu của một đợt cấp COPD.

10 . Sưng mắt cá chân hoặc cẳng chân hoặc đau bụng . Sưng và đau bụng là triệu chứng chung của COPD. Nếu những triệu chứng này là mới, hoặc nếu triệu chứng tăng đột ngột, đó có thể là một dấu hiệu của một đợt cấp COPD

11. Hành động hắt xì nhiều hơn bình thường liên tục kèm theo đó là những cơn đau của vùng phổi .

12. Buồn ngủ. Dấu hiệu nữa cho việc sắp đến cơn đột cấp là người bệnh cảm thấy rất buồn ngủ và không tập trung được tinh thần làm việc, lý giải cho việc này là lượng oxy hít vào không đủ dẫn đến hệ thần kinh trong trạng thái chưa được mở.

Hướng dẫn phòng ngừa các đợt cấp COPD hiệu quả

Ngay sau khi được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để giảm thiểu nguy cơ mắc các đợt cấp COPD:

  • Khi bệnh tắc nghẽn phổi tiến triển, các cơn cấp xuất hiện ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Do đó, điều trị bệnh sớm và tuân thủ phác đồ điều trị có thể làm chậm quá trình bệnh COPD tiến triển.
  • Không “thỏa hiệp” với bệnh sau khi được chẩn đoán vì nghĩ có thể sống ổn với triệu chứng khó thở. Điều này sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Theo đúng phác đồ điều trị. Các thuốc dạng hít thường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh COPD. Để thuốc phát huy hiệu quả, bạn cần dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định, tuyệt đối không ngưng giữa chừng để tránh bệnh trở nên trầm trọng.
  • Tránh các chất gây kích thích làm tổn thương thêm phổi, như khói thuốc lá hoặc các chất ô nhiễm môi trường
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cảm vì virus cảm cúm có thể gây ra các đợt cấp COPD.
  • Uống nhiều nước để làm loãng đờm và giúp khạc đờm dễ hơn
  • Cai thuốc lá và tránh đứng gần những người hút thuốc
  • Có lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, tập thể dục vừa phải và ăn uống khoa học
  • Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ đợt cấp COPD là gì, từ đó có thể phòng ngừa tình trạng này hiệu quả hơn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người