Phương pháp mổ vá màng nhỉ tế bào gốc
Phẫu thuật vá nhĩ (hay gọi là vá màng nhĩ) giúp phục hồi lại lỗ thủng màng nhĩ do viêm tai giữa mạn tính, chấn thương rách màng nhĩ. Phẫu thuật này nhằm mục đích ngăn chặn vi khuẩn đi vào tai giữa qua lỗ thủng, đồng thời nâng cao sức nghe cho bệnh nhân. Vá nhĩ có thể thực hiện riêng rẽ, hoặc kết hợp với phẫu thuật xương chũm, phẫu thuật tạo hình xương con trong điều trị các bệnh lý tai giữa.
Khi nào cần phẫu thuật vá màng nhĩ?
Khi màng nhĩ thủng, người bệnh thường có các dấu hiệu chảy mủ tai, nghe kém, ù tai, chóng mặt hoặc đau tai, chảy máu tai sau chấn thương.
Phẫu thuật vá màng nhĩ được chỉ định khi thủng màng nhĩ trong các trường hợp:
-
Viêm tai giữa mạn tính điều trị nội khoa không đỡ.
-
Chấn thương thủng màng nhĩ đã điều trị không tự liền.
Có những phương pháp vá màng nhĩ nào?
Phẫu thuật vá màng nhĩ có thể thực hiện theo đường trong tai, sau tai hoặc trước tai. Các nguyên liệu thường được sử dụng bao gồm cân cơ thái dương, sụn, màng sụn, vật liệu nhân tạo… Phẫu thuật vá màng nhĩ đường trong tai thường thực hiện qua nội soi mang lại nhiều ưu điểm so với phẫu thuật mổ mở.
Những ưu và nhược điểm của phẫu thuật vá màng nhĩ qua nội soi?
Ưu điểm:
-
Hiệu quả cao: Tỷ lệ màng nhĩ liền kín lên đến 95%, tương đương kết quả mổ mở. Chức năng nghe của tai giữa được phục hồi. Người bệnh dễ dàng lao động, chơi thể thao mà không sợ nước vào tai gây ra các biến chứng của viêm tai giữa.
-
Đường rạch nhỏ, thẩm mỹ: Phẫu thuật nội soi vá nhĩ theo kỹ thuật mới sử dụng đường rạch thẩm mỹ chỉ dài 1cm. Bệnh nhân hầu như không có sẹo sau phẫu thuật. Trong trường hợp sử dụng vật liệu nhân tạo, bệnh nhân không cần rạch da, không cần cắt chỉ.
-
Số ngày nằm viện ngắn. Tùy trường hợp cụ thể, có thể về trong ngày.
-
Thời gian lành thương nhanh.
-
Chăm sóc sau phẫu thuật nhẹ nhàng, hầu như không đau sau phẫu thuật.
Nhược điểm:
-
Kỹ thuật thực hiện bằng một tay nên khó kiểm soát bệnh tích, có thể gây biến chứng.
-
Thời gian kéo dài hơn so với phẫu thuật mổ mở.
Phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ có nguy hiểm không?
Bất cứ loại phẫu thuật nào cũng đều có nguy cơ. Những nguy cơ phổ biến bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, dị ứng hoặc ngộ độc với thuốc sử dụng trong quá trình phẫu thuật.
Biến chứng của phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ có thể bao gồm:
-
Tổn thương dây thần kinh kiểm soát vị giác.
-
Tổn thương các xương của tai giữa, dẫn đến mất thính lực.
-
Tạo thành cholesteatoma là một loại tổ chức gây phá hủy xương.
Phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ có lâu không?
Phẫu thuật vá màng nhĩ là một tiểu phẫu đơn giản không quá phức tạp, tuy nhiên để vết thương chóng khỏi, phục hồi tốt , không để lại di chứng cần đến tay nghề kỹ thuật của chuyên gia chuyên gia.
Tùy theo mức độ tổn thương màng nhĩ, xương con, loại vật liệu được lựa chọn mà phẫu thuật có thể được thực hiện trong thời gian từ 30 phút tới 2 giờ.
Khi nào nên phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ
Theo chuyên gia y tế , phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ ứng dụng công nghệ tế bào gốc được thực hiện trên bệnh nhân với chỉ định viêm tai giữa thủng màng nhĩ ổn định; không có viêm xương chũm, không có cholesteatoma; ống tai ngoài không có dị hình; điếc dẫn truyền không quá 40 dB. Bác sĩ thực hiện một vết mổ rất nhỏ (khoảng 1cm), ở chỗ khuất không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thời gian lành mảnh vá nhanh gấp 2 lần phương pháp bình thường, được áp dụng cho cả bệnh nhân có bệnh lý không thể gây mê hoặc có nguy cơ cao đã cho kết quả hồi phục thần kỳ.
Phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ ứng dụng công nghệ tế bào gốc là một kĩ thuật mới, gần như chưa có cơ sở y tế trong nước áp dụng kĩ thuật này. Hiện, khoa Tai Mũi Họng, phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã và đang triển khai kĩ thuật nội soi vá màng nhĩ và cho kết quả rất đáng khả quan với tỉ lệ thành công lên đến 99%. Thời gian phẫu thuật ngắn chỉ từ 35-30 phút, mảnh vá tự thân kết hợp với công nghệ tế bào gốc giúp vết thương nhanh hồi phục hơn phương pháp truyền thống và đặc biệt gần như không đau. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sinh hoạt như bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người