Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

[TPHCM] Thuốc giảm ho tiêu đờm tốt nhất 2021

Ngày đăng : 19-07-2021 - Lượt xem : 1502

Công dụng của các loại thuốc giảm ho tiêu đờm như thế nào, những loại nào có tác dụng tốt nhất, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em sẽ được giảm đáp ngay trong bài viết sau đây

Đờm là gì? Tại sao lại bị tăng tiết đờm?

Khái niệm đờm họng

Đường hô hấp luôn tiết một lượng dịch nhầy vừa đủ. Dịch tiết đường hô hấp thông thường có thành phần chủ yếu là nước, muối khoáng, các tế bào miễn dịch, men… giúp bảo vệ đường hô hấp. Dịch nhầy giúp làm ẩm họng và khu trú các tác nhân gây bệnh sau đó loại ra ngoài bằng phản xạ ho, hắt hơi hoặc đẩy xuống đường tiêu hóa. Thông thường chúng được tiết với lượng vừa phải và cân bằng với khả năng loại chất nhầy của cơ thể. Khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm, đường hô hấp tăng tiết dịch nhầy vượt quá khả năng thải loại khiến đờm tích tụ lại ở đường hô hấp, người bệnh cảm thấy khó chịu, xuất hiện các triệu chứng ho, khạc đờm.

Tăng tiết dịch nhầy (đờm) do đâu?

Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gây tăng tiết dịch nhầy. Dịch nhầy tăng về lượng và có thay đổi về thành phần. Đờm thường chứa bạch cầu, các tác nhân gây bệnh, protein viêm, nhiều trường hợp có hồng cầu. Do thành phần giàu tế bào hơn bình thường nên dịch tiết trong các trường hợp này sẽ đặc, quánh hơn và có thể có màu sắc khác lạ như màu vàng, xanh, màu ghỉ sắt,… tùy từng trường hợp.

Bệnh nhân bị viêm nhiễm đường hô hấp thường có đờm với màu sắc khác biệt như vàng, xanh…đờm trắng hay gặp trong các trường hợp viêm do dị ứng. Đây là một trong các dấu hiệu gợi ý nhóm tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên việc chẩn đoán cần thực hiện dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, cấy đờm làm xét nghiệm vi sinh có giá trị chẩn đoán tốt nhất nhưng thường mất thời gian và kết quả bị ảnh hưởng bởi chất lượng phòng xét nghiệm, đồng thời cũng bị thay đổi nếu bệnh nhân trước đó đã tự ý dùng thuốc. Do đó, thông thường các bác sỹ có thể chỉ định dùng thuốc theo kinh nghiệm, chỉ một số trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị không đáp ứng sẽ được chỉ định cấy đờm làm xét nghiệm.

Các thuốc tiêu đờm (thuốc long đờm) và lưu ý sử dụng

Các thuốc long đờm thường dùng đều có tác dụng làm loãng đờm nhẩy, giúp chúng bớt quánh và đường hô hấp sẽ loại bỏ đờm nhầy hiệu quả hơn. Một số loại thuốc hay sử dụng như acetylcystein, ambroxol, bromhexin… đều có tác dụng này. Khi đờm nhầy giảm độ quánh, loãng dần, cơ thể sẽ loại chúng khỏi đường hô hấp bằng phản xạ ho hoặc đẩy xuống đường tiêu hóa. Với cơ chế này, việc sử dụng thuốc long đờm sẽ cần thận trọng ở một số đối tượng đặc biệt như phản xạ ho bị ức chế, giảm khả năng ho hoặc đang dùng thuốc trị ho. Do các trường hợp này cần phản xạ ho để tống đờm đã được làm loãng ra ngoài, các bệnh nhân có phản xạ ho hạn chế cần thận trọng, với trẻ nhỏ có thể cần hỗ trợ hút đờm nhầy đường hô hấp nếu lượng đờm quá nhiều, tránh gây ứ đờm ở đường hô hấp.

Acemuc

Hoạt chất chính là acetylcystein có công dụng làm loãng đờm nhầy đường hô hấp. Dùng trong các trường hợp đờm đường hô hấp tăng tiết đờm, nhiều đờm nhầy đặc, quánh.

Acetylcystein có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, nhức đầu, khô miệng,…

Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân hen, trẻ dưới 2 tuổi và không dùng cho các trường hợp có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Mucosolvan

Hoạt chất chính là ambroxol, có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ quánh của đờm, giúp đường hô hấp loại đờm tốt hơn. Dùng trong các trường hợp viêm đường hô hấp có tăng tiết dịch.

Ambroxol có thể gây ra một số phản ứng phụ như ợ nóng, buồn nôn, nôn, phát ban…

Thuốc chống chỉ định trên bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng tiến triển hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bisolvon

Hoạt chất chính là bromhexin, có tác dụng làm loãng đờm. Thuốc cũng được dùng trong các trường hợp cần loại đờm nhầy khỏi đường hô hấp.

Một số phản ứng phụ có thể gặp khi sử dụng bromhexin như buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, ban da, mề đay…

Cần sử dụng thuốc thận trọng trên bệnh nhân hen, trẻ dưới 2 tuổi, bệnh nhân suy nhược.

Vậy ho, đờm dù là các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh nhưng chúng đều là các phản ứng bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc trị ho, đờm, đặc biệt là việc phối hợp chúng với nhau. Điều này có thể vô tình làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ của cơ thể. Thay vào đó, nếu bệnh nhẹ và tự xử lý ở nhà, người bệnh nên dùng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược sẽ an toàn hơn. Trường hợp các triệu chứng rầm rộ hoặc kéo dài, bệnh nhân nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bài thuốc trị ho có đờm dân gian

Nước ép củ cải

Theo Đông y, củ cải có tính bình, vị cay ngọt giúp tiêu đờm, chữa khan tiếng.

Cách làm: Củ cải trắng gọt vỏ, thái hạt lựu đem ép lấy nước và sử dụng hàng ngày vào buổi tối giúp trị ho nhanh chóng.

Rau diếp cá

Trong Đông y, rau diếp cá là loại thảo dược có tính mát, thải độc, tiêu đờm.

Cách làm: Rau diếp cá giã nhuyễn trộn đều với nước vo gạo, đun nhỏ lửa là một trong những cách trị ho có đờm cực hiệu quả.

Quất

Cách làm: Nghiền nát 2 quả quất, cho thêm 3 thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thủy trong 15 - 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước rồi chia uống vài lần trong ngày.

Chanh

Chanh là loại quả có nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là trị đờm và các dịch nhày. Vitamin C có trong quả chanh sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.

Cách làm: Pha nước chanh ấm với một chút mật ong. Khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày. Hoặc có thể trộn muối, hạt tiêu với chanh thái lát mỏng rồi ngậm những miếng chanh này 2-3 lần mỗi ngày.

Gừng

Gừng là một loại thuốc thông mũi tốt và chống lại nhiễm trùng hay viêm họng . Ngoài ra, gừng cũng là một vị thuốc tiêu đờm, kháng khuẩn, và có đặc tính kháng virus.

Cách làm: Thái vài lát gừng tươi vào ly nước ấm. Ngâm nó trong một vài phút và thêm một chút mật ong rồi uống vài lần trong ngày.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người