Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Thường xuyên khạc đờm ra máu là bệnh gì ?

Ngày đăng : 23-03-2021 - Lượt xem : 4041

Đờm là chất cặn còn sót lại ở cổ họng vì vậy cơ thể dùng lực từ cuống họng để tống các chất này ra ngoài bằng phương pháp khạc, nhổ. Màu sắc của tạp chất sẽ quyết định xem cơ thể có chịu tác động bởi căn bệnh gì hay không và sức khỏe có ổn không.

1. NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN KHẠC ĐỜM RA MÁU

Nguyên nhân chính dẫn đến khạc đờm ra máu là các vấn đề tổn thương về đường hô hấp, viêm, chấn thương, nội thương, ngẽn mạch hô hấp ... Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến việc khạc đờm ra máu

1.1 Tổn thương đường hô hấp trên

Các bệnh về tổn thương đường hô hấp trên như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan,…gây đau rát cổ họng, các mạch máu nhỏ ở lớp niêm mạc họng bị sưng phù, ứ máu. Lúc này chỉ cần động tác khạc mạnh sẽ gây áp lực khiến cho mạch máu ở niêm mạc họng vỡ, máu sẽ dính lẫn vào đờm.

1.2 Tổn thương đường hô hấp dưới

Ví dụ như các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi,…Ở bệnh nhân viêm phổi hay lao phổi các phế nang phổi chứa nhiều dịch rỉ viêm, vách phế nang phù nề, mao mạch bị giãn nên dễ chảy máu làm người bệnh đau họng đờm có máu và khạc đờm ra máu vào buổi sáng.

Như vậy có thể kết luận việc người bệnh khạc đờm ra máu, ho đờm có máu là triệu chứng của khá nhiều bệnh nghiêm trọng, một trong số đó là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

khạc đàm ra máu là bị gì

Ở người bệnh ung thư phổi, triệu chứng ho ra máu tươi đi kèm với ho đờm lẫn máu kéo dài, ngoài ra người bệnh còn cảm thấy khó thở, đau tức ngực do khối u chèn ép, khàn tiếng và sút cân. Nguyên nhân gây ra ung thư phổi hàng đầu là do hút thuốc lá hoặc do tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong một thời gian dài.

Đối với người bệnh bị phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ có tổn thương ở đường thở, nhu mô phổi và mạng mạch máu phổi dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu. Ngoài ra triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ho khạc đờm và khó thở. Người bệnh thường khạc đờm ra máu vào buổi sáng và tính chất đờm thường nhầy và có mủ.           

1.3 Do các bệnh lý khác ngoài đường hô hấp

Chứng bệnh rối loạn đông máu hay còn gọi là bệnh máu khó đông nên người bệnh dễ bị chảy máu không rõ nguyên nhân, trong đó có ho đờm có máu. Ngoài ra trong bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản cũng gây tác động đến niêm mạc họng, kích thích xung huyết dẫn đến các mạch máu tại đây bị tác động và chảy máu gây ra tình trạng viêm họng đờm có máu.

Xem thêm:

Cắt Amidan bằng phương pháp nào thì thích hợp

1.4 Các kiểu khạc ra máu

Có nhiều kiểu khạc đờm ra máu như khạc đờm ra máu đỏ tươi, có bọt, nhiều khi người bệnh chỉ khạc ra máu đơn thuần hoặc có dính lẫn đờm.

Trường hợp khác là đờm có máu bầm, máu đông. Người bệnh có cảm giác nóng ngực, khó thở nhẹ, khạc ra máu có màu đỏ thẫm, đen dần rồi đóng thành cục máu đông. Hoặc có trường hợp trong đờm có những tia máu, sợi máu nhỏ nằm rải rác, đờm có thể trong hoặc trắng đục mà phải để ý kỹ nếu không sẽ dễ bỏ qua đặc điểm này.

Một số bệnh nhân thấy mình khạc ra đờm vàng hoặc đờm xanh có lẫn máu, đây là dấu hiệu cho thấy trong đờm có nhiều vi khuẩn gây bệnh, đờm có màu xanh hay vàng, mùi hôi, đôi khi có mủ và dính nhầy máu.

Có một số người chỉ khạc ra máu ở một số thời điểm nhất định như vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sáng đánh răng thấy khạc ra máu và đờm đều đục, lượng đờm khạc ra khá nhiều thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm xoang nặng.

2. Tính chất nguy hiểm và phương pháp xác định nguyên nhân khạc đờm ra máu

2.1. Tính chất nguy hiểm của triệu chứng khạc đờm ra máu

Từ những bệnh lý là nguyên nhân gây ra triệu chứng khạc đờm ra máu là bệnh gì trên đây có thể thấy được tính chất nguy hiểm của hiện tượng này. Về cơ bản, nó không chỉ là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý bên trong cơ thể đang ngày càng trở nên nghiêm trọng mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Đây là triệu chứng có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi và giới tính nào nên tuyệt đối không được phép chủ quan.

2.2. Phương pháp xác định nguyên nhân

- Dựa vào đặc điểm của đờm và máu:

+ Đờm có mủ kèm theo tia máu hoặc sợi máu: phù phổi cấp, ung thư vòm họng, ung thư khí quản, lao phổi, giãn khí phế quản, viêm họng.

+ Đờm màu đen: tắc nghẽn phổi.

+ Đờm có mủ nhầy, màu vàng kèm máu: viêm khí quản, viêm phổi.

+ Đờm trong suốt, sủi bọt, dạng nước, có máu tươi: giãn nhánh khí quản.

+ Đờm trong suốt hoặc trắng nhạt, sủi bọt, dính, máu tươi: viêm khí quản mạn, viêm phổi giai đoạn đầu.

nguyên nhân khạc đờm ra máu

 

2.3 Thăm khám chuyên gia và làm kiểm tra chẩn đoán

Nếu chỉ dựa vào đặc điểm của đờm và máu như đã nói ở trên thì sẽ không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra triệu chứng khạc đờm ra máu. Vì thế, thăm khám chuyên gia, mô tả những triệu chứng mà mình đang gặp phải và thực hiện những kiểm tra mà chuyên gia yêu cầu như: xét nghiệm máu, nội soi tai mũi họng, chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính mới là việc làm cần thiết.

Người bệnh nên gặp chuyên gia khi khạc đờm có máu kèm theo những triệu chứng sau:

+ Đau đầu với mức độ tăng dần từ nửa bên này sang nửa bên khác.

+ Ù tai, thính giác suy giảm.

+ Ngạt mũi kéo dài kèm theo chảy mủ và máu.

+ Góc hàm nổi hạch, ban đầu hạch thường nhỏ và rắn sau đó tăng dần về kích thước và kém di động.

2.4. Một số biện pháp hỗ trợ bệnh thuyên giảm

Sau khi việc thăm khám và thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của chuyên gia đã giúp tìm ra nguyên nhân khạc đờm ra máu là bệnh gì và có phác đồ điều trị, ngoài việc thực hiện theo đúng phác đồ khác, bệnh nhân cũng cần:

- Uống nhiều nước để hạn chế đờm tích trong cổ họng, giúp cổ họng không bị khô rát.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung những thực phẩm tốt như: cháo ngó sen, cháo huyết mạch, trái cây tươi,... và tránh xa những thực phẩm dễ gây kích ứng vòm họng như: đồ ăn cay nóng, thịt gà, hải sản,...

- Hạn chế hoặc tốt nhất là ngưng dùng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,... bởi chúng dễ làm trầm trọng hơn hiện tượng khạc đờm ra máu.

- Tránh các tác nhân khiến bệnh trầm trọng hơn có trong sơn, chất tẩy rửa,...

Từ những giải thích khạc đờm ra máu là bệnh gì trên đây có thể thấy đây là hiện tượng liên quan đến nhiều bệnh lý và tính chất khạc đờm ra máu của mỗi người không giống nhau nên lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là khi gặp phải hiện tượng này hãy đến gặp chuyên gia chuyên khoa càng sớm càng tốt. Đây là biện pháp duy nhất giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

3. Nên làm gì khi bị khạc đờm ra máu thường xuyên

  • Ho ra đờm có máu thường xuyên, kéo dài kèm theo các biểu hiện gầy sút, đau họng bạn cần đi khám tại các chuyên khoa hô hấp để chẩn đoán chính xác bệnh mắc phải.
  • Điều trị đúng nguyên nhân bệnh, đúng phác đồ chuyên gia đưa ra giúp điều trị các chứng bệnh gây khạc đờm ra máu.
  • Chế độ ăn uống cần tuân theo nguyên tắc những đồ ăn lỏng, dễ nuốt, giúp giảm đau, viêm cổ họng.
  • Tập vận động, hít thở ở những nơi không khí trong lành
  • Vệ sinh họng hàng ngày với nước muối sinh lý vào mỗi buổi sáng

 

Triệu chứng ho khạc đờm ra máu có thể là cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm mà bạn không thể chủ quan. Do vậy hãy đi khám chuyên gia càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh gây ra.    

Hiện nay sử dụng sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng bệnh COPD đã đem lại nhiều hiệu quả cho bệnh nhân. Trong đó đặc biệt là cao AntidiCOPD là hỗn hợp cao của cây Sophora flavescens (hoàng cầm râu) và Dracaena cambodiana (Huyết giác) có tác dụng giãn phế quản, thông phổi, long đờm, giảm ho.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người