Tìm hiểu phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa có cholesteatoma
Với đội ngũ chuyên gia hơn 30 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật bệnh lý tai mũi họng, Phòng khám đa khoa hoàn cầu TPHCM tự hào là địa chỉ đã phẫu thuật tiệt căn xương chũm cholesteatoma thành công cho rất nhiều bệnh nhân, và mang lại kết quả vô cùng tốt đẹp cho người bệnh.
Tìm hiểu về căn bệnh viêm tai giữa có cholesteatoma
Chúng ta đã biết, viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) là một bệnh lý thường gặp, gồm VTGMT nguy hiểm và VTGMT không nguy hiểm. Khi biểu bì xâm lấn trong các hốc tai giữa được coi là VTGMT nguy hiểm vì nó liên quan đến hoạt động tiêu xương gây ăn mòn xương con hay các thành của tai giữa như màng não, mê nhĩ, dây VII tạo nguồn biến chứng như viêm màng não, áp xe não nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp điều trị duy nhất đối lập với hoạt động tiêu hủy xương này là lấy bỏ toàn bộ màng mái của cholesteatoma. Trên thực tế rất hiếm các trường hợp cholesteatoma tự tạo ra hốc mổ tiệt căn, có thể dễ dàng cho việc kiểm soát biểu bì qua thăm khám định kỳ, không cần can thiệp phẫu thuật. Còn hầu hết trường hợp khi đã phát hiện cholesteatoma đều phải tiến hành phẫu thuật.
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm còn gọi là kỹ thuật hở, là phẫu thuật hợp nhất hốc xương chũm, thượng nhĩ, ống tai ngoài thành một hốc chung bằng cách hạ thấp thành sau ống tai ngang mức dây thần kinh VII. Trái ngược với kỹ thuật hở, đó là kỹ thuật kín với lấy bỏ bệnh tích của tai giữa và xương chũm nhưng giữ nguyên thành sau ống tai. Đây là hai kỹ thuật cơ bản để điều trị VTG có cholesteatoma. Trên thực tế, có nhiều thể cholesteatoma khác nhau, nhưng có một đặc điểm chung là khả năng tái phát cao. Chính vì vậy, phẫu thuật kín đòi hỏi phải theo dõi nghiêm ngặt, làm nhiều thì, thường được lựa chọn cho trẻ em và người trẻ, với cholesteatoma khu trú trên xương chũm thông bào. Bên cạnh đó, phẫu thuật tiệt căn vẫn được coi là phẫu thuật an toàn để điều trị cholesteatoma, đặc biệt ở những bệnh nhân có cholesteatoma lan tràn, nghe kém nặng, xương chũm kém thông bào, xương con bị phá hủy và các trường hợp có biến chứng.
Đường rạch da trong - trước tai
Xuất phát từ thực trạng của bệnh nhân tại Nghệ An, phần lớn bệnh nhân bị viêm tai kéo dài tự điều trị, chỉ đến bệnh viện khi có những biểu hiện cholesteatoma xâm lấn hay biến chứng như nghe kém, chóng mặt, đau đầu ... cùng với điều kiện kinh tế hạn chế, khả năng mổ nhiều thì khó thực hiện, do đó phẫu thuật tiệt căn xương chũm là phẫu thuật lựa chọn cơ bản để điều trị VTGMT có cholesteatoma. Chính vì vậy, công trình "Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật tiệt căn xương chũm có tái tạo màng nhĩ xương con bằng các vật liệu tự thân điều trị VTGMT có cholesteatoma tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An" đã được triển khai thực hiện. Thông qua việc triển khai, đã thực hiện các nội dung nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh VTGMT có cholesteatoma; đánh giá hiệu quả của phẫu thuật tiệt căn xương chũm kết hợp tạo hình màng nhĩ xương con điều trị VTGMT có cholesteatoma tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm là gì?
Tiệt căn xương chũm là loại hình phẫu thuật nhằm loại bỏ một phần hoặc nhiều xương phía sau tai do nhiễm trùng tai hoặc u cholesteatoma di căn vào xương chũm. Xương chũm là phần hộp sọ nằm sau tai, chứa đầy các tế bào không khí làm bằng xương. Mổ tiệt căn xương chũm thường được chỉ định nếu thuốc kháng sinh điều trị thất bại.
Có nhiều biến thể của phẫu thuật cắt xương chũm, bao gồm:
– Phẫu thuật cắt xương chũm đơn giản: trong đó chuyên gia phẫu thuật mở xương chũm, loại bỏ các tế bào khí bị nhiễm trùng và dẫn lưu tai giữa cho người bệnh.
– Phẫu thuật cắt xương chũm triệt để, trong đó chuyên gia loại bỏ các tế bào khí ở xương chũm, màng nhĩ, hầu hết các cấu trúc tai giữa và ống tai của người bệnh. Ca phẫu thuật này thường áp dụng cho những người có bệnh xương chũm phức tạp.
– Phẫu thuật cắt xương chũm triệt để sửa đổi: đây là loại phẫu thuật ít nghiêm trọng hơn của phẫu thuật cắt xương chũm triệt để, bao gồm loại bỏ các tế bào khí xương chũm, màng nhĩ cùng với một số cấu trúc tai giữa, nhưng không phải tất cả.
Tiệt căn xương chũm được chỉ định khi nào?
Bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt xương chũm vì một trong những vấn đề sau ở xương chũm:
Nhiễm trùng tai
Xương chũm chứa các khoang rỗng gọi là khí bào. Các tế bào khí được kết nối với tai giữa, là phần của tai sau màng nhĩ. Đôi khi, nhiễm trùng ở tai giữa có thể lan đến các tế bào khí trong xương chũm.
Phẫu thuật cắt xương chũm lấy đi một phần xương chũm sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. Mặc dù phẫu thuật có thể khiến cho thính giác kém đi, nhưng sẽ ngăn chặn tất cả tổn thương cho tai và thính giác của người bệnh trong tương lai.
Cholesteatoma
Cholesteatoma: là một khối u ở tai giữa – các lớp da tích tụ trong tai giữa. Nếu một khối u cholesteatoma quá lớn, nó có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: áp xe não, điếc, chóng mặt, tổn thương gây thần kinh gây tê liệt mặt, viêm màng não, viêm tai trong, chảy nước trong tai…
Phẫu thuật cắt xương chũm có thể giúp ngăn chặn các tổn thương ở tai. Tương tự như trên, ca phẫu thuật có thể làm thính lực kém đi một chút, nhưng không đủ nhiều để người bệnh thấy bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm được thực hiện như thế nào?
Trước phẫu thuật
Trước phẫu thuật, người bệnh cần làm các xét nghiệm cần thiết đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra an toàn.
Người bệnh thường được gây mê toàn thân, để ca phẫu thuật được diễn ra thuận lợi.
Thực hiện phẫu thuật
Bác sĩ tạo một đường cắt phía sau tai và lấy xương chũm bị viêm ra ngoài, sau đó khâu kín vùng da lại. Bác sĩ có thể đặt một ống dẫn lưu sau tai để ngăn chất lỏng và máu đọng xung quanh vết phẫu thuật.
Thông thường, ca phẫu thuật có thể diễn ra trong khoảng 1 vài giờ.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy nhức đầu, khó chịu, hơi tê, hơi đau do các vết khâu gần tai. Tuy nhiên đây là những triệu chứng bình thường và sẽ được cải thiện trong những ngày kế tiếp sau phẫu thuật.
Những lưu ý sau mổ tiệt căn xương chũm
– Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh theo đơn chuyên gia kê.
– Chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của chuyên gia.
– Làm theo hướng dẫn của chuyên gia về cách chăm sóc vết thương.
– Tránh tất cả hoạt động gắng sức trong 2 – 4 tuần sau đó.
– Không tạo áp lực lên tai.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người