Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Tổng hợp 10 loại thuốc bôi khi nhiệt miệng nhanh hết nhất

Ngày đăng : 09-04-2021 - Lượt xem : 2314

Nhiệt miệng là tình trạng miệng nổi lên các hạt trắng, mụn nhọt, vùng trắng, nổi hột ... nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể nóng, thời tiết thay đổi hay là sử dụng thực phẩm không phù hợp với thể trạng. 

Nhìn chung nhiệt miệng không gây ra nguy hiểm gì đáng kể cho người bệnh tuy nhiên sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, nếu kéo dài thời gian dẫn đến thể trạng sa sút, stress ....

 

Nhiệt miệng là gì

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).

Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.

Làm sao biết chính xác mình bị nhiệt miệng hay không ?

Bệnh nhiệt miệng có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu bằng cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, sau đó tiến triển theo chu kỳ:

 

1. Giai đoạn đầu

 

Xuất hiện các điểm tổn thương, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niên mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử

2. Giai đoạn ổ hoại tử

Khi các mụn nước vỡ, hình thành ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa, giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc ngắn hơn nữa.

3. Giai đoạn ổ loét

Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ 5 - 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý, khi thấy ăn mặn xót và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.

Thông thường nếu không có biến chứng các vết loét tự lành không để lại sẹo sau 7 - 10 ngày, bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Tùy từng người, và trên cùng một người bệnh cũng tùy từng thời gian mà thời gian lành bệnh dài ngắn khác nhau.

 

 

1. TOP 10 loại thuốc nên sử dụng khi bị nhiệt miệng

1.1. Thuốc bôi nhiệt miệng (lở miệng) Oracortia

 

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia là một loại thuốc steroid ở dạng thuốc mỡ, có tác dụng giảm viêm tức thời với những tổn thương dạng loét tại khoang miệng, hầu họng.

Thành phần: Triamcinolone acetonide 0.1 g/100 g – là một Glucocorticoid tổng hợp Flo.

Hướng dẫn sử dụng: Lấy một ít thuốc mỡ Oracortia bôi lên vùng lở loét do nhiệt miệng. Bạn nên bôi thuốc trước lúc đi ngủ để thành phần của thuốc tiếp xúc với nhiệt miệng suốt đêm, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay nước bọt. Có thể bôi mỗi ngày 2 đến 3 lần sau khi ăn xong.

Tác dụng phụ: Vì đây là một loại thuốc steroid nên nó có thể làm mỏng da, teo da, rạn da khi dùng trong thời gian dài.

Lưu ý: Không sử dụng trong trường hợp có tổn thương do nhiễm nấm, Herpers, bạch biến, loét hạch, mụn trứng cá đỏ, khối u mới mọc. Tham khảo kỹ tư vấn của chuyên gia, dược sĩ trước khi dùng.

Nguồn gốc: Sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH Thai Nakorn Patana – Thái Lan.

Đóng gói: hộp gồm 50 túi nhôm, nỗi túi 1g.

Giá tham khảo: 425.000Đ/ hộp

1.2. Thuốc bôi nhiệt miệng (lở miệng) Kamistad Gel N

Kamistad – Gel N là thuốc bôi nhiệt miệng ở dạng gel. Thuốc có tác dụng gây tê bề mặt giúp giảm đau nhanh chóng và lâu dài. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc này cho các trường hợp bị đau do viêm nướu, mụn rộp ở môi hay môi khô nẻ bởi thời tiết.

Ngoài ra, những người sử dụng răng giả hay niềng răng cũng có thể sử dụng thuốc này để bôi vào vùng tổn thương, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, mẫn cảm trong thời gian đầu khi chưa quen với những dụng cụ này.

Thành phần: Dịch chiết hoa Cúc La Mã, tinh dầu quế, Saccharin Sodium 2 H20, Lidocaine HCL 1 H20, Benzalkonium chloride (chất diệt khuẩn), Carbomers, Trometamol, Acid fomic khan 98%, Ethanol 96%, nước tinh khiết.

Hướng dẫn sử dụng

  • Với người lớn: Lấy một nửa chiều dài ống thuốc bôi nhẹ nhàng để bao phủ hết vết loét, thực hiện 3 lần/ ngày. Nếu muốn giảm mẫn cảm do răng giả hay mắc cài niềng răng gây ra thì có thể bôi 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh vào chỗ tiếp xúc trong miệng.
  • Với trẻ em: Cách dùng tương tự với liều dùng bằng 1/2 người lớn. Các bé bị đau do đang mọc răng sữa thì có thể bôi 1/4 chiều dài ống thuốc. Không dùng quá 3 lần/ ngày.

Tác dụng phụ: cảm giác tê tại vùng bôi thuốc, phản ứng nghiêm trọng rất hiếm gặp như là sưng phù mặt, môi, lưỡi, phát ban trên da, nổi mẩn ngứa, đau tức ngực, khó thở

Lưu ý: Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng mang thai, người cao tuổi hoặc mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Nguồn gốc: Sản phẩm được sản xuất bởi công ty STADA Arzneimittel A.G – Đức

Đóng gói: Dạng ống thuốc, 1 ống chứa 10g gel

Giá tham khảo: Giá tham khảo: 35.000Đ/ống 10g

1.3 Thuốc bôi lở miệng Zytee RB Gel 

Zytee RB Gel là thuốc chống viêm không steroid ở dạng gel được sử dụng để giảm đau, sưng và khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Nó cũng được dùng để giảm đau khi mọc răng hay đau do răng giả ma sát với niêm mạc miệng. Thuốc có khả năng giảm đau tức thời, chỉ sau 3 – 4 phút, tác dụng kéo dài nhiều giờ.

Cơ chế giảm đau của Zytee RB Gel nhờ vào tác dụng kháng khuẩn của hợp chất Benzalkonium chloride. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn việc giải phóng hormone prostaglandin – nguyên nhân gây đau và viêm (đỏ và sưng) trong miệng.

Thành phần: Cholin salicylat 9%; Clorua benzalkonium 0,02%

Hướng dẫn sử dụng

Nhỏ 1 – 2 giọt gel thuốc lên đầu ngón tay trỏ sau đó xoa nhẹ lên vùng viêm loét. Mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần. Nhớ rửa tay thật sạch trước khi bôi thuốc.

Tác dụng phụ: Mẩn đỏ hoặc ngứa rát ở vùng bôi thuốc, sưng mí mắt, nôn mửa, co giật.

Lưu ý: Thuốc không được khuyến khích sử dụng với phụ nữ đang cho con bú hoặc người dưới 16 tuổi. Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Nguồn gốc: Sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH Raptakos Brett

Đóng gói: Hộp 1 tuýp 10ml

Giá tham khảo: 25.000 Đ/tuýp 10ml

1.4. Thuốc bôi nhiệt miệng Mouthpaste

Mouthpaste là thuốc bôi trị nhiệt miệng ở dạng gel. Sử dụng bôi tại vùng niêm mạc miệng, môi bị tổn thương, viêm loét. Thuốc cũng được sử dụng trong trường hợp đau do viêm lợi hay khô nẻ môi do thời tiết, đau khi mọc răng, mang răng giả, nắn chỉnh răng,…

Thành phần: Triamcinolone acetonide

Hướng dẫn sử dụng

Lấy một lượng gel vừa bằng hạt đậu nhỏ, sau đó thoa lên vùng bị nhiệt miệng, áp dụng 2 – 3 lần/ngày. Không sử dụng liên tục quá 8 ngày. Tránh bôi lên diện rộng và bôi thành lớp dày.

Tác dụng phụ: Các phản ứng tại chỗ có thể xảy ra do corticosteroid có chứa trong thuốc như là rát, ngứa, kích ứng, khô, đỏ, mỏng niêm mạc miệng.

Lưu ý: Chống chỉ định với những người bị dị ứng hay quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Không sử dụng cho các tổn thương ở môi, miệng do virus, nấm hay vi khuẩn.

Thận trọng với người bệnh thiểu năng tuyến giáp, xơ gan, viêm loét đại tràng không đặc hiệu, người có nguy cơ loét dạ dày.

Nếu như thấy có dấu hiệu kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc nên ngừng sử dụng ngay.

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng bao gồm: viêm da dị ứng, phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt, khó thở.

Thông báo cho chuyên gia những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng.

Nguồn gốc: Sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Medipharco – Việt Nam

Đóng gói: Tuýp 5g. Hộp 1 tuýp

Giá tham khảo: 19.500Đ/hộp

1.5. Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste

Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste là một loại steroid có tác dụng ngăn chặn việc giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể. Nó được dùng để chữa các bệnh ngoài da như là lở loét niêm mạc miệng, lợi, môi, mụn nước, giảm đau, giảm nứt nẻ môi do trời lạnh hay giảm đau do mọc răng hay can thiệp phẫu thuật chỉnh răng.

Thành phần: Triamcinolone acetonide

Hướng dẫn sử dụng

Lấy một lượng gel nhỏ bằng hạt đậu, thoa nhẹ nhàng lên vùng loét miệng trước khi đi ngủ. Bạn có thể dùng 2 – 3 lần mỗi ngày nếu vết loét nghiêm trọng.

Tác dụng phụ: Viêm, loét đường tiêu hóa, suy thượng thận, rối loạn chuyển hóa glucid, dị hóa protein.

Lưu ý: Không nên bôi thuốc trên phạm vi rộng, chỉ dùng với lượng vừa phải cho diện tích bị tổn thương.

Các trường hợp không được sử dụng bao gồm: Phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân lao, bệnh nhân bị viêm loét đường ruột. Khai báo tình trạng y tế bản thân trước khi sử dụng thuốc.

Nguồn gốc: Hoe Pharmaceuticals – Malaysia

Đóng gói: Orrepaste 0.1% x Tuýp 5 g

Giá tham khảo: 33.000Đ/tuýp 5g

1.6. Thuốc bôi nhiệt miệng Gengigel

Gengigel là thuốc bôi nhiệt miệng ở dạng gel. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các rối loạn về nướu giai đoạn đầu bao gồm chảy máu nướu, viêm nướu, tụt nướu…Gengigel chứa axit hyaluronic, một chất tự nhiên được tìm thấy trong các mô liên kết của cơ thể. Khi bôi lên nướu, nó sẽ kích thích sản sinh các mô khỏe mạnh mới. Mô phát triển trở lại nhanh hơn đồng thời có thể chống lại sự tái nhiễm trùng.

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong các trường hợp bị tổn thương niêm mạc miệng do dùng răng giả, niềng răng, nhổ răng, miệng bị nấm Candida, khô miệng do thời tiết.

Thành phần: Aqua, Xylitol, Cellulose Gum, Alcohol, PEG 40 Hydrogenated Castor Oil, PVA, Polycarbophyl, Dichlorobenzyl Alcohol, Aroma (CITROMINT 1/074600), Sodium Hydroxide, Acid Blue 9 (CI 42090).

Hướng dẫn sử dụng

Dùng đầu ngón tay trỏ hoặc bông tăm lấy một lượng thuốc vừa phải rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng bị tổn thương. Sau 2 – 3 phút phần gel này sẽ nhanh chóng khô lại và phát huy tá dụng. Bạn có thể thoa 3 – 4 lần ngày để triệu chứng nhiệt miệng nhanh cải thiện.

Tác dụng phụ: Thuốc bôi lở miệng Gengigel có thể gây ra một vài tác dụng phụ như là: cảm giác tê hoặc ngứa ran, nhức đầu, chóng mặt,….

Nguồn gốc: Hoa Kỳ

Đóng gói: Hộp 1 tuýp 20ml

Giá tham khảo: 290.000 đồng/tuýp 20ml

1.7. Thuốc bôi nhiệt miệng VNP

Thuốc bôi trị nhiệt miệng VNP không chỉ dùng cho những người bị viêm loét miệng mà còn dùng cho những trường hợp viêm lợi, sát khuẩn trước và sau khi phẫu thuật nha khoa, sát khuẩn trong cấy ghép implant.

Thành phần: Chlorhexidine digluconate 20mg, tá dược vừa đủ 10g

Hướng dẫn sử dụng

Dùng bông tăm, chấm một lượng gel vừa phải, sau đó bôi đều lên vùng nhiệt miệng hoặc vùng nướu, niêm mạc miệng đang tổn thương. Nên sử dụng sau bữa ăn, không ăn uống ít nhất 30 phút đến 1h sau khi thoa thuốc. Không được súc miệng hay nuốt sau khi bôi thuốc. Bạn có thể áp dụng 2  – 3 lần/ ngày. Sử dụng buổi tối cho hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ: giảm cảm giác vị giác, thay đổi màu răng khi dùng thuốc trong thời gian dài (tác dụng phụ này là tạm thời và có thể phục hồi được),

Lưu ý: Không sử dụng cho những người mẫn cảm với thành phần Chlorhexidine

Nguồn gốc: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm CPC1 Hà Nội

Đóng gói: 1 hộp có 1 tuýp kem 10g

Giá tham khảo: 40.000 Đ/tuýp 10g

1.8. Thuốc bôi nhiệt miệng Emofluor

Kem trị nhiệt miệng Emofluor Gel là loại thuốc bôi chuyên dùng cho những trường hợp bị ê buốt chân răng, viêm lợi, đau nhức lợi, tụt lợi, nhiệt miệng.

Chất ổn định stannous fluoride 0,4%, hoạt động trên bề mặt răng, phần lớn làm tắc các ống tủy mở và làm giảm quá mẫn cảm của răng. Nó có chỉ số mài mòn rất thấp (RDA 18).

Thành phần: Stabilized tin fluoride SnF0.4%

Hướng dẫn sử dụng

Lấy một lượng nhỏ gel và bôi vào phần bị tổn thương. Bạn cần giữ nguyên khoảng 60s sau đó phải nhổ đi nhưng không được súc miệng hay nuốt vào. Nếu viêm loét nặng, nên bôi 3 – 4 lần ngày.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể làm răng bạn bị ố vàng nếu sử dụng trong thời gian dài, các tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp.

Lưu ý: Sản phẩm khuyên dùng cho người trên 6 tuổi. Dưới 6 tuổi cần khai báo chuyên gia để hướng dẫn sử dụng đúng.

Nguồn gốc: Thụy Sĩ

Đóng gói: 1 hộp chứa 1 tuýp kem 75ml

Giá tham khảo: 190.000Đ/hộp

1.9. Thuốc bôi nhiệt miệng Orajel ™ Film-Forming Canker Sore Gel

Film-Forming Gel for Canker Sores là loại thuốc bôi loét miệng có công thức độc đáo chứa thành phần giảm đau mạnh mẽ giúp giảm đau tức thì, hiệu quả vùng bị loét do mụn rộp, vết loét nướu răng, vết cắn ở má, kích ứng răng miệng, đau do niềng răng, gắn răng giả. Thuốc duy trì tác dụng trong nhiều giờ.

Thành phần:

  • Thành phần hoạt tính: Benzalkonium Chloride – 0,02% (Thuốc sát trùng miệng), Benzocaine (20%) (Thuốc giảm đau miệng), Zinc Chloride – 0,1% (Chất làm se miệng)
  • Thành phần không hoạt động: Allantoin, Carbomer, Edetate Disodium, Dầu Mentha Piperota (Bạc hà), Polyethylene Glycol, Polysorbate 60, Propylene Glycol, Propyl Gallate, Nước, PVP, Natri Saccharin, Axit Sorbic, Stearyl Alcohol

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn: Làm khô khu vực bị ảnh hưởng. Dùng tăm bông hoặc ngón tay thoa một lượng bằng hạt đậu. Để gel khô trong 30-60 giây thành màng bảo vệ.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Không được sử dụng.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp như kích ứng, đau, mẩn đỏ,…

Lưu ý

Không sử dụng nhiều hơn chỉ dẫn, trong hơn 7 ngày trừ khi có chỉ định của nha sĩ hoặc chuyên gia. Ngừng sử dụng và hỏi chuyên gia nếu các triệu chứng đau miệng không cải thiện trong 7 ngày, sưng tấy, phát ban hoặc sốt phát triển, kích ứng, đau, mẩn đỏ kéo dài hoặc trầm trọng hơn, phản ứng dị ứng xảy ra.

Không sử dụng sản phẩm này nếu bạn có tiền sử dị ứng với thuốc gây tê cục bộ như procaine, butacaine, benzocaine, hoặc các loại thuốc gây mê “caine” khác.

Sản phẩm dễ cháy khi tiếp xúc với lửa. Nên tránh hút thuốc trong quá trình sử dụng và cho đến khi sản phẩm khô.

Đóng gói: Hộp 1 tuýp 9.4g

Giá tham khảo: 230.000Đ/hộp

1.10 Thuốc bôi Amcinol-Paste

Loại thuốc cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn trong bài viết nhiệt miệng bôi gì hôm nay là Amcinol-Paste. Thuốc đóng gói dạng tuýp 5g, có giá khoảng 18.000 – 20.000đ/tuýp. 

Công dụng: Sản phẩm giúp điều trị nhiệt miệng, chữa viêm lợi, viêm miệng hiệu quả nhanh chóng, dứt điểm.

Thành phần chính: 

  • Amcinol-Paste có thành phần cơ bản là hoạt chất Triamcinolone acetonide 0,005g
  • Một số tá dược đi kèm: Glycerin, Carboxymethylcellulose sodium, Propyl hydroxybenzoate, Polysorbate 80…

Cách sử dụng: Bạn hãy thoa trực tiếp thuốc lên vùng nhiệt miệng, có thể dùng từ 2-3 lần/ngày để vết loét miệng mau khỏi.

Lưu ý: 

  • Lập tức ngưng sử dụng thuốc nếu bạn gặp phải các biểu hiện dị ứng trên da.
  • Không để thuốc dính vào mắt và vùng xung quanh mắt.
  • Sử dụng thuốc trị nhiệt miệng Amcinol Paste trong thời gian nhiều ngày liên tục có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, phù, suy thượng thận hoặc thay đổi chuyển hóa đường.

Trên đây là thông tin về 10 loại thuốc bôi nhiệt miệng, được nhiều người tin dùng. Trước khi quyết định sử dụng, nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và lắng nghe tư vấn của người có chuyên môn để sử dụng đúng cách. Mọi thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho bất kỳ tư vấn, chẩn đoán, điều trị của các y chuyên gia.

 

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người