Tổng hợp những lý do hơi thở có mùi dù đã vệ sinh miệng kĩ càng
Tình trạng hơi thở xuất hiện mùi khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng. Bởi vì nó khiến cho chúng ta cảm thấy mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Vậy bạn có biết vì sao xảy ra tình trạng này hay không? Bài viết tổng hợp những lý do hơi thở có mùi dù đã vệ sinh miệng kĩ càng dưới đây sẽ giúp bạn có thể tìm ra được câu trả lời chính xác!
Hơi thở có mùi làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu?
LÝ DO KHIẾN HƠI THỞ CÓ MÙI
1. Do chứng hôi miệng vào buổi sáng
Bạn thấy hơi thở của mình có mùi vào những buổi sáng thức dậy? Đừng quá lo lắng bởi vì đó là do nước bọt đóng vai trò làm sạch những vi khuẩn gây mùi bên trong miệng. Khi bạn ngủ giấc dài vào thời điểm ban đêm khiến cho nước bọt tiết ra không đủ làm cho vi khuẩn phát triển nhiều.
Điều này sẽ dẫn đến hơi thở xuất hiện mùi vào buổi sáng ngủ dậy. Đây là tình trạng hết sức bình thường nên bạn có thể an tâm.
2. Do thở bằng miệng
Nếu như bạn thở bằng miệng thì nó sẽ làm cho nước bọt bị bay hơi dẫn đến khô miệng. Từ đó khả năng làm sạch vi khuẩn nước bọt sẽ bị giảm đi gây ra tình trạng thở có mùi hôi.
3. Do ăn thực phẩm có mùi
Những thực phẩm như hành, tỏi sẽ làm cho hơi thở có mùi. Ngoài ra còn có một số những gia vị khác như súp lơ, bắp cải hay củ cải nó cũng sẽ gây ra chứng hôi miệng. Dù cho mùi của chúng có thể sẽ biến mất sau từ 1 đến 2 giờ nhưng nếu bạn ợ hơi thì mùi từ thực phẩm vẫn quay lại và gây ra.
4. Do nhịn đói
Khi bạn nhịn đói hay bỏ bữa thì lúc này thở ra cũng thấy có mùi. Bởi khi chúng ta không ăn thì miệng sẽ không tiết ra được nhiều nước bọt và gây ra.
5. Do hút thuốc lá
Hơi thở của bạn có mùi cũng là hậu quả mà hút thuốc lá gây ra. Bởi khi hút thuốc lá sẽ làm tăng lượng hợp chất tạo mùi ở miệng và phổi. Đồng thời nó cũng gây khô miệng nên làm cho việc sản xuất ít nước bọt hơn. Điều này sẽ gây ra hơi thở xuất hiện mùi hôi.
Có nhiều nguyên nhân làm cho bạn thở có mùi hôi
6. Do sử dụng thuốc uống
Một số những loại thuốc như kháng histamin hay thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ, chống loạn thần… nó sẽ gây ra một số những tác dụng phụ và khô miệng là một trong số đó. Lưỡi của chúng ta chính là nơi có chứa hầu hết những vi khuẩn làm cho hơi thở có mùi.
7. Do bị nghẹt mũi
Chất nhầy bên trong mũi sẽ có vai trò lọc toàn bộ hạt lạ hít vào. Nếu như bị nghẹt mũi thì chất nhầy nó sẽ tích tụ ở phía sau cổ họng làm hạt lạ hít vào trong miệng và đọng lại ở bề mặt lưỡi từ đó gây nên tình trạng hơi thở có mùi.
8. Do ăn kiêng
Ăn kiêng nếu dùng phương pháp giảm đi lượng carbohydrate nạp vào sẽ làm cho hơi thở xuất hiện mùi.
9. Do bị sâu răng
Với những mảng bám tích tụ ở trên răng nó có thể sẽ làm cho răng bị mòn và sâu. Nếu như răng sâu thì việc vệ sinh răng cũng rất khó khăn và từ đó gây tình trạng hôi miệng.
10. Do niềng răng
Niềng răng hoặc dùng những thiết bị cố định răng nó sẽ khiến cho thức ăn bám trên đó. Đồng thời quá trình vệ sinh răng miệng cũng sẽ khá là khó khăn làm cho hơi thở có mùi.
11. Do uống rượu
Khi uống rượu thì cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa rượu tạo thành chất với mùi khó chịu. Mặc khác thì chất cồn trong rượu nó còn gây tình trạng khô miệng đặc biệt là khi chúng ta đi ngủ. Vậy nên nếu bạn dùng dung dịch súc miệng diệt khuẩn hãy lưu ý kiểm tra xem thử thành phần của nó có chứa cồn hay là không.
12. Do bị ợ nóng hoặc ợ hơi
Hầu hết thì những trường hợp hơi thở có mùi đều là vì vi khuẩn bên trong miệng gây ra. Thế nhưng cũng có thể là vì bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bởi trường hợp này xảy ra thì một phần thức ăn bên trong dạ dày nó sẽ được đưa trở lại vào thực quản làm cho mô cổ họng bị hỏng và gây hơi thở có mùi.
Cần sớm chữa trị khi thở ra có mùi
13. Do bị viêm họng
Viêm họng chính là tình trạng nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra. Viêm họng cũng sẽ khiến cho những tế bào bị phân hủy gây tình trạng hôi ở miệng. Với những người bị lậu ở miệng, sùi mào gà… thì khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, virus, nấm candida cộng sinh… Nó sẽ gây rát họng và lở loét đồng thời khiến cho hơi thở cũng có mùi.
14. Do lượng đường trong máu cao
Nếu như bạn thấy hơi thở có mùi và mùi ngọt như đường thì đó cũng là dấu hiệu bệnh lý tiểu đường tuýp 1.
15. Do hội chứng Sjogren
Với hội chứng Sjogren thì đây chính là sự rối loạn hệ thống miễn dịch. Nó xuất hiện nhiều ở phụ nữ trung niên hoặc những người bị các bệnh tự miễn như lupus hay viêm khớp dạng thấp. Khi bị chứng Sjogren thì miệng sẽ hay bị khô làm cho hơi thở có mùi.
16. Do bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng
Giun sán cùng ký sinh trùng nó không chỉ sống ở dạ dày mà còn ở các bộ phận khác của cơ thể. Chúng sẽ phá hủy nội tạng và sinh ra các chất độc hại với cơ thể gây mùi hôi qua miệng. Nếu như để lâu sẽ vô cùng nguy hiểm bởi vì hôi miệng vì ký sinh trùng gây ra có thể sẽ phát triển thành bệnh lý nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
17. Do vệ sinh răng miệng không tốt
Nếu như vệ sinh răng miệng không tốt, không đúng cách thì thức ăn sẽ bám giữa răng và nướu. Lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập gây ra mùi hôi.
LƯU Ý GÌ KHI GẶP TÌNH TRẠNG HƠI THỞ CÓ MÙI?
Khi gặp phải tình trạng hơi thở xuất hiện mùi thì bạn cần khắc phục bằng việc loại bỏ các nguyên nhân gây ra. Nếu nguyên nhân do thói quen, sinh hoạt chúng ta cần khắc phục nhanh chóng triệt để. Còn nếu tình trạng thở có mùi do bệnh lý cần sớm thăm khám kịp thời tại các phòng khám tai mũi họng. Từ đó chuyên gia sẽ biết được nguyên nhân gây ra và đưa ra giải pháp khắc phục sao cho hiệu quả nhất.
Bài viết trên đây chúng tôi mong là đã điểm qua cùng bạn những nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi. Chúc bạn sẽ có cách chăm sóc vệ sinh răng miệng để loại bỏ mùi hôi tốt hơn. Nếu cần tư vấn kĩ bạn có thể click vào khung chat bên dưới để được các chuyên gia giải đáp ngay!
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người