Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm họng do liên cầu khuẩn Streptococccus có biểu hiện gì

Ngày đăng : 12-07-2021 - Lượt xem : 1003

Liên cầu khuẩn Streptococcus là các vi khuẩn Gram dương hiếu khí gây ra nhiều chứng rối loạn, bao gồm viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng vết thương và da, nhiễm trùng huyết, và viêm nội tâm mạc. Các triệu chứng đa dạng tuỳ cơ quan nhiễm bệnh Các triệu chứng nhiễm trùng do liên cầu nhóm A tan huyết beta có thể bao gồm sốt viêm khớp và viêm tiểu cầu thận. Hầu hết các chủng đều nhạy cảm với penicillin, mặc dù những dòng kháng macrolide gần đây đã xuất hiện.

I. Viêm họng do liên cầu khuẩn là gì?

Viêm họng do liên cầu khuẩn (Streptococcus) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn streptococcus gây ra. Mặc dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác vì bệnh đôi khi có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm thận,viêm khớp. Bệnh sốt thấp khớp gây đau và viêm các khớp, sốt phát ban và tổn thương van tim

Đối tượng Viêm họng do Streptococcus có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường nhất ở lứa tuổi 5-15

Nhiều con đường lây lan tuy nhiên theo đường giọt bắn (ho, hắt hơi), thức ăn nước uống dùng chung ly chén, tay

 II.  Biểu hiện của viêm họng do liên cầu khuẩn

Dưới đây là 6 biểu hiện thường gặp khi nhiễm liên cầu khuẩn streptococcus

  • Đau họng, khó nuốt, sốt cao, đau đầu, phát ban
  • Amidan sưng đỏ, đôi khi có đốm trắng hay vệt mủ
  • Những đóm đỏ nhỏ ở vòm miệng, khẩu cứng thành sau họng
  • Hạch cổ sưng đau
  • Đau dạ dày, nôn ói đặc biệt ở trẻ em
  • Suy nhược cơ thể 

NÊN ĐI KHÁM BỆNH KHI:

  • Đau họng, hạch cổ sưng to kéo dài hơn 48 giờ
  • Sốt cao trên 38, 5 độ kéo dài hơn 48 giờ không đáp ứng thuốc hạ sốt 
  • Đau họng kèm phát ban
  • Khó thở, khó nuốt chảy nước miếng
  • Không cải thiện sau khi dùng kháng sinh điều trị Streptococcus 48 giờ
  • Xuất hiện sốt hoặc sưng đau khớp, khó thở hoặc phát ban sau 3 tuần điều trị
  • Nước tiểu màu xá xị sau 1 tuần nhiễm Streptococcus

III. Biến chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn

Streptococcus có thể gây tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến các cơ quan lân cận như: amydal, viêm xoang, ban đỏ, viêm tai giữa, viêm cầu thận do  Streptococuus, đặc biệt sốt thấp khớp là điều kiện nguy hiểm gây biến chứng ở tim, khớp, thần kinh đến suốt đời

Các biến chứng muộn của nhiễm liên cầu

Cơ chế mà một số chủng GABHS gây ra biến chứng muộn là không rõ ràng nhưng có thể liên quan tới phản ứng của các kháng thể kháng liên cầu đối với mô cơ thể.

Thấp khớp, tổn thương viêm, xảy ra < 3% bệnh nhân trong vài tuần sau khi không được điều trị viêm họng do GABHS. Nó đã trở nên ít phổ biến ở các nước phát triển nhưng vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển. Chẩn đoán dựa trên sự kết hợp của viêm khớp, tổn thương tim, múa giật, các biểu hiện trên da và kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (tiêu chí Jones-xem Bảng: Tiêu chuẩn Jones đã được sửa đổi cho đợt đầu của Sốt thấp Cấp cấp (ARF) *).

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu là một hội chứng suy chức năng thận cấp tính sau viêm họng hoặc nhiễm trùng da do chủng gây viêm thận của GABHS (ví dụ như kiểu M protein serotypes 12 và 49). Sau khi bị viêm họng hoặc nhiễm trùng da với một trong những chủng này, khoảng 10 đến 15% bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra 1-3 tuần sau khi bị nhiễm trùng. Gần như tất cả trẻ em, nhưng có thể người trưởng thành, phục hồi mà không có tổn thương thận vĩnh viễn. Kháng sinh điều trị nhiễm GABHS có ít ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh viêm cầu thận.

Hội chứng PANDAS (rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em liên quan đến liên cầu nhóm A) đề cập đến một tập hợp các rối loạn ám ảnh hoặc tật máy giật ở trẻ em được cho là trầm trọng hơn do nhiễm GABHS.

IV. Chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn

5 phương pháp thường được sử dụng để chuẩn đoán liên cầu khuẩn streptococcus

  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng sốt cao, lừ đừ, bạch cầu tăng, hạch cổ sưng đau
  • Họng đỏ, có thể có điểm sung huyết, giả mạc,, amydal sưng đỏ, mảng trắng bám …
  • Cần làm phết họng làm xét nghiệm tìm vi trùng.
  • Nuôi cấy
  • Đôi khi xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc xét nghiệm nồng độ kháng thể
  • Liên cầu dễ dàng xác định được bằng cách nuôi cấy trên thạch máu cừu.

V.  Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn như thế nào

Kháng sinh: Mục đích dùng kháng sinh là diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng, giảm sự lây lan cho người xung quanh

  • Penicillin: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch khi trẻ nuốt khó hay nôn ói
  • Amoxicillin: cùng nhóm penicillin

Nếu dị ứng penicillin có thể thay thế bằng các nhóm thuốc: Cephalosporin, Clarithromycin, Azithromycin

Có thể đi học, đi làm lại khi cảm thấy khỏe hơn, và hết sốt, nhưng phải tiếp tục dùng kháng sinh đủ liều theo toa bác sỹ vì ngưng kháng sinh sớm có thể bị nhiễm trùng tái phát và gây những biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm thận

Bên cạnh sử dụng kháng sinh, BS có thể cho thêm thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen....

VI. Phòng ngừa viêm khuẩn cầu streptococcus như thế nào

Các biện pháp phòng ngừa liên cầu khuẩn dễ dàng theo quy định của các nhà y tế gồm có :

  • Rửa tay sạch đúng cách
  • Che miệng khi ho, hắt hơi. Mang khẩu trang khi bị nhiễm bệnh tránh lây lan
  • Không dùng chung ly uống nước, dùng bộ đồ ăn chung
  • Vệ sinh ly chén bằng xà phòng thường xuyên  

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người