Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

3 Phương pháp điều trị viêm xoang cấp mủ

Ngày đăng : 05-04-2021 - Lượt xem : 1285

Viêm xoang cấp mủ là tình trạng viêm xoang chuyển sang giai đoạn cấp tính, mủ ú đọng trong khoang mũi với tần suất cao, các biện pháp thông thường không làm cải thiện được tình trạng của bệnh nhân.

Thông thường vào giai đoạn này, bệnh nhân cảm thấy hít thở khó khăn, đầu bị đau buốt, tinh thần kém minh mẫn và đặc biệt là trong khoang mũi có nhiều mủ xoang.

Nguyên nhân căn bệnh viêm xoang cấp mủ

Viêm xoang cấp mủ là tình trạng nhiễm trùng lớp lót niêm mạc mũi xoang nghiêm trọng, hình thành mủ viêm đặc ở ngay giai đoạn cấp.

“Lớp lót niêm mạc xoang là nơi tiết chất dịch có chứa các men kháng khuẩn. Thông thường, dịch tiết thường có màu trong, không mùi, kết cấu lỏng. Nhưng khi bị lớp lót xoang bị viêm nhiễm thì dịch sẽ chuyển sang màu đục và trở nên đặc hơn”.

Dịch tiết trong lớp lót niêm mạc thay đổi kết cấu cho thấy có sự xuất hiện của virus, vi khuẩn gây bệnh. Dịch đặc và màu sắc thay đổi càng nhiều thì số lượng vi khuẩn, virus càng tăng và có độc tính mạnh. 

Tuy nhiên, dịch viêm dạng mủ thường xuất hiện ở tình trạng viêm xoang mãn tính hơn là giai đoạn cấp. Nhưng nếu xuất hiện tình trạng này thì nguyên nhân có thể do:

  • Chủ quan trong điều trị ở giai đoạn cấp dẫn đến bệnh chuyển biến xấu
  • Không đáp ứng tốt với thuốc điều trị, phương pháp điều trị sai
  • Tiếp xúc nhiều với khói bụi, ô nhiễm, hóa chất, các chất gây dị ứng…
  • Đang mắc thêm các bệnh lý tai mũi họng khác như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm VA…

Triệu chứng thường gặp viêm xoang cấp mủ

Viêm xoang hốc mủ giai đoạn cấp có đầy đủ triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp và chỉ khác biệt ở kết cấu và màu sắc của dịch mũi. Người bệnh có thể nhận biết mình bị viêm xoang cấp mủ hay không qua các biểu hiện:

  • Sốt nhẹ đến sốt cao do nhiễm trùng
  • Chất dịch đặc gây tắc nghẽn mũi
  • Dịch mũi đổi màu từ trắng đục sang xanh hoặc vàng
  • Đau nhức khắp mặt, đầu
  • Người mệt mỏi, uể oải, mất tập trung

Ngoài ra, tùy vào dạng viêm xoang mà người bệnh có thêm các triệu chứng điển hình như:

  • Viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm thường có biểu hiện đau ở gáy đến đỉnh đầu, dịch mũi chảy thẳng xuống thành họng nên có thể gây viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
  • Người bệnh bị dau hốc mắt, thái dương đến đỉnh đầu có thể do viêm xoang sàng trước, viêm đa xoang. 

Viêm xoang cấp mủ nguy hiểm như thế nào

Viêm xoang có nhiều giai đoạn và tình trạng bệnh tiến triển rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Được chia ra 3 giai đoạn chính bao gồm:

Viêm xoang cấp tính, viêm xoang tiền mãn tính, viêm xoang mãn tính. Mỗi giai đoạn có biểu hiện và triệu chứng khác nhau, càng lên cao thì số lượng mủ ứ đọng trong khoang mũi càng nhiều, gây nên nhiều biến chứng cho cơ thể.

Viêm xoang mủ ở ngay giai đoạn cấp có thể nói là một dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu. Số lượng virus, vi khuẩn tăng nhanh khiến nguy cơ lây lan sang các cơ quan khác gây biến chứng tương đối cao. Nếu không kiểm soát bệnh nhanh chóng, người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

 

  • Các bệnh lý về mắt: Viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu…
  • Các bệnh về tai – họng: Viêm tai giữa ứ dịch, viêm họng mãn tính, viêm amidan mãn tính, viêm phế quản, viêm thanh quản…
  • Các bệnh về não: Áp xe não, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang…

3 Biện pháp điều trị viêm xoang mủ hiệu quả hiện nay

Theo chuyên gia Lê Phương, viêm xoang cấp mủ cần được điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt nên người bệnh phải lựa chọn phương pháp tác động vào gốc bệnh chứ không chỉ triệt tiêu mỗi triệu chứng. Hiện nay, các biện pháp điều trị viêm xoang mủ bao gồm:

Phương pháp dân gian tại nhà thuốc Nam Y

Trong trường hợp viêm xoang cấp mủ, thuốc dân gian có dược lực thấp nên không thể loại bỏ hoàn toàn virus, vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này lại có hiệu quả tại chỗ giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng khó chịu khá an toàn. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

  • Dùng cây thuốc xông trị viêm xoang để làm giảm triệu chứng tắc nghẽn mũi và giúp đào thải dịch viêm dễ dàng hơn.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi và hỗ trợ diệt khuẩn.
  • Massage và ấn huyệt để tăng cường lưu thông máu làm thông thoáng mũi xoang.

Người bệnh không lạm dụng mẹo dân gian và thay thế các biện pháp chăm sóc y tế. Chỉ nên dùng bài thuốc dân gian như một liệu pháp hỗ trợ, phối hợp cùng với phác đồ của chuyên gia chuyên khoa đưa ra.

Dùng Thuốc Tây Y

Việc hình thành dịch mủ cho thấy đơn thuốc viêm xoang cấp trước đó không cho hiệu quả tốt. Bác sĩ sẽ chụp CT, nội soi mũi xoang hoặc có thể nuôi cấy vi khuẩn để tìm được loại kháng sinh đặc hiệu và ít có khả năng kháng thuốc hơn. Đồng thời, người bệnh vẫn sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid để ngăn ngừa tiết dịch.

Trong trường hợp thuốc tiếp tục không đáp ứng tốt, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật mở xoang để dẫn lưu tốt hơn. Nhìn chung, các biện pháp điều trị của tây y cũng chỉ tác động tại chỗ nên vẫn còn khả năng tái phát sau điều trị. Trên thực tế, muốn điều trị viêm xoang triệt để thì người bệnh cần cải thiện cơ địa mẫn cảm và tăng cường sức đề kháng để phòng chống các dị nguyên.

Dùng thuốc Đông Y

Hiện nay, đông y được đánh giá là giải pháp có khả năng điều trị viêm xoang triệt để nhất. Đây là phương pháp duy nhất vừa điều trị vừa tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. 

Căn nguyên gây viêm xoang là chính khí hư hao, Phế nhiệt, Can hỏa hoặc Thận âm hư tổn. Để điều trị bệnh thì cần nâng cao chức năng của các tạng phủ này và bồi dưỡng chính khí để tái thiết lập trạng thái cân bằng. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc như:

  • Tân di thương nhĩ thang: Tân di, thương nhĩ tử, câu đằng, kim ngân hoa, cúc hoa, phòng phong, bạc hà, cam thảo.
  • Ngân hoa thổ phục tang bì thang: Kim ngân hoa, thổ phục linh, tang bì, trần bì, mạch môn, thương nhĩ tử, vỏ núc nác, ý dĩ.
  • Tiêu xoang linh dược thang: Trần bì, bạch chỉ, xuyên khung, hoắc hương, bạc hà, phòng phong, hoàng cầm, khương hoạt, cát căn, khổ sâm, bồ công anh.

Phòng ngừa viêm xoang mũ như thế nào

Ngoài việc tuân thủ tốt phác đồ điều trị, người bệnh cần phối hợp tốt cả chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học. Điều này không chỉ giúp thuốc đạt được hiệu quả điều trị tích cực mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như ngăn ngừa viêm xoang tái phát. Người bệnh cần lưu ý:

 

  • Tránh xa các dị nguyên gây viêm xoang như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, các chất gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa…
  • Khi đi ra ngoài hoặc làm việc ở môi trường có sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì cần đeo khẩu trang thường xuyên để giảm sự tiếp xúc.
  • Vào mùa đông thì cần giữ ấm cơ thể và bảo vệ hệ hô hấp, điều trị dứt điểm bệnh cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm tai – họng.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Giữ không gian sống và làm việc trong lành, sạch sẽ, có thể sử dụng máy lọc không khí hoặc máy tạo độ ẩm để cải thiện.
  • Chế độ ăn uống có sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm chính như đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất, không kiêng khem quá mức.
  • Tránh tiêu thụ các nhóm thực phẩm xấu như đường từ bánh kẹo ngọt, chất béo từ mỡ động vật… Không uống rượu, bia, đồ ăn lạnh, thực phẩm sống, đồ cay nóng.
  • Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng đào thải dịch viêm vùng mũi xoang. 

Viêm xoang cấp mủ mặc dù là dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển biến xấu nhưng vẫn điều trị dứt điểm được. Người bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám khi phát hiện dấu hiệu bất thường, tuân thủ tốt phác đồ điều trị cũng như các biện pháp chăm sóc, dự phòng tái phát.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người