Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?

Ngày đăng : 02-07-2021 - Lượt xem : 833

Lao hạch được xem là bệnh thứ phát, thường xuất hiện sau khi bệnh nhân đã nhiễm bệnh lao hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến phát sinh lao ở các bộ phận, cơ quan khác. Vi trùng khi di chuyển từ tế bào lao gốc phát bệnh ra ngoài các cơ quan 

1. Lao hạch là bệnh gì

Lao hạch là một thể lao ngoài phổi còn gặp khá phổ biến ở nước ta. Theo thống kê tại phòng khám Bệnh viện phổi trung ương năm 1985: lao hạch ở người lớn chiếm 20% tổng số lao ngoài phổi, ở trẻ em lao hạch chiếm 13% trong các thể lao và đứng thứ ba sau lao sơ nhiễm và lao màng não.

Theo số liệu của trung tâm lao thành phố Hà Nội từ năm 1989-1990, lao hạch chiếm 83,58% và đứng đầu trong các thể lao ngoài phổi . Trước đây lao hạch chủ yếu gặp ở trẻ em nhưng ngày nay lao hạch cũng hay gặp ở người lớn và gặp ở nữ nhiều gấp 2 lần so với nam . Lao hạch có thể gặp là các hạch ở ngoại biên như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo. Trong đó lao hạch ngoại biên là thể lao thường gặp nhất.

2. Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?

Bệnh lao hạch có nguy hiểm không luôn là câu hỏi phổ biến được nhiều người quan tâm về bệnh lao hạch. Theo các chuyên gia y tế thì bệnh lao hạch không thuộc các bệnh nguy hiểm vì chúng không có khả năng lây lan từ người sang người. Hiện nay, bệnh lao hạch đã có các phương pháp điều trị tiên tiến tại Việt Nam giúp người bệnh có thể chữa khỏi trong vòng từ 7 - 12 tháng tuỳ thuộc vào trạng thái phát hiện bệnh. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng không được chủ quan vì có thể các lao hạch không được chữa trị đúng cách và điều trị sớm ở các giai đoạn đầu có thể sẽ trở thành khối u ác tính hay còn gọi ung thư. Chính vì thế, khi có các triệu chứng hạch bất thường trên cơ thể thì chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm để tầm soát cũng như điều trị kịp thời.

3. Triệu chứng bệnh lao hạch thường gặp 

Nếu như ho là triệu chứng đầu tiên và quan trọng của bệnh lao phổi, thì người bệnh bị lao hạch không ho. Khi bị lao hạch, người bệnh có thể thấy mệt mỏi và sốt nhẹ. Trừ trường hợp bị bội nhiễm hoặc có kèm theo tổn thương lao ở các cơ quan khác như phổi, xương,... thì bệnh sẽ có triệu chứng nặng nề hơn. Người bệnh lao hạch có thể cũng thấy ăn không ngon, sụt cân do chán ăn...

Người bệnh lao hạch thường có hạch sưng to, thành từng chùm, từng chuỗi ở một vùng, nhiều nhất là ở cổ. Hạch sưng không đồng đều, không đau và không dính. Bề mặt da vùng nổi hạch nhẵn, sưng to như không nóng và không tấy đỏ. Hạch sưng to dần dần về mặt kích thước, khi to thì mềm ra, lúc đó hạch có thể vỡ và chảy mủ, trông giống như bã đậu, khó liền sẹo, hay rò. Nếu thành sẹo thì sẹo bị co kéo, có hình dúm dó, miệng sẹo tím như quả bồ quân.

Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Hạch bắt đầu sưng to, với các hạch to nhỏ không đều nhau, chưa dính vào da và cũng chưa dính vào nên di động còn dễ.
  • Giai đoạn sau: Giai đoạn này chuyển sang thể viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch có thể bị dính vào với nhau thành các mảng, có thể hoặc chưa dính vào da và các tổ chức xung quanh. Nếu có sẽ làm hạn chế di động.
  • Giai đoạn nhuyễn hóa: Các hạch mềm dần, da vùng hạch bắt đầu sưng tấy đỏ nhưng không nóng và không đau. Khi hạch đã hóa mủ thì dễ vỡ, nếu để tự vỡ sẽ gây những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò màu tím ngắt, tạo thành sẹo lồi, nhăn nhúm, sùi trắng hoặc thành những dây chằng xơ.

Riêng ở thể khối u (viêm hạch lao phì đại) rất ít gặp có triệu chứng sau: Xuất hiện khối u ở cổ, một hay vài hạch nổi to, sau đó dính thành một khối lớn không đau, di động, không có viêm quanh hạch, sờ chắc. Khối u hạch to dần, chiếm gần hết vùng bên cổ khiến các hạch khác (dưới hàm, mang tai...) cũng bị phì đại. U nằm ở một bên hoặc cả 2 bên làm cho cổ như bị bạnh ra.

4. Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh lao hạch

Nguyên nhân chủ yêu gây ra bệnh lao hạch thường là trực khuẩn lao như Mycobacterium tuberculosis, M. bovis, M. africanum. Bên cạnh đó còn có các loại trực khuẩn không điển hình gây ra lao hạch ở người như: M. scrofulaceum, M.avium - intracellulare và M. kansasii,…

Các loại trực khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế xâm nhập đường bạch huyết khi niêm mạc mũi, miệng tổn thương hoặc nhiễm khuẩn. Không chỉ gây ra lao hạch mà trong một số trường hợp trực khuẩn có thể khiến toàn bộ cơ thể bị nhiễm khuẩn lao và hạch xuất hiện trên khắp cơ thể. Đặc biệt đối với các bệnh nhân HIV/AIDS có hệ miễn dịch bị phá huỷ trầm trọng sẽ dễ dàng mắc lao hạch. 

5. Làm thế nào để phòng ngừa sớm bệnh lao hạch?

Đối với các bệnh nhân có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh lao hạch do trực khuẩn tấn công làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và từ đó chúng nhanh chóng phát triển khiến tình trạng bệnh nặng dần nếu không chữa trị kịp thời. Chính vì thế chúng ta cần có các biện pháp để phòng ngừa sớm bệnh lao hạch. Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong phần dưới đây nhé.

5.1. Chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất 

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh lao hạch. Những người có chế độ ăn uống thiếu chất hoặc mất cân bằng giữa các loại chất thường xuyên sử dụng chất kichs thích, thức uống có cồn như bia rượu sẽ có nguy cơ lao hạch cao. 

Các loại chất xơ, vitamin không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng để miễn dịch các loại vi khuẩn mà còn giúp tránh tình trạng oxy hoá tế bào trong cơ thể. Hạn chế các loại thực phẩm thịt đỏ thay thế bằng các loại thịt cá trắng giàu chất dinh dưỡng. 

5.2. Thường xuyên vận động tăng cường sức đề kháng

Hệ miễn dịch mạnh khoẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh lao hạch. Chính vì thế, chúng ta nên vận động thể thao thường xuyên nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh và đã điều trị khỏi bệnh thì cũng cần duy trì chế độ tập luyện như chạy bộ, tập gym, bơi lội, chạy xe đạp,… để tránh tái phát lại. Bởi vì khi cơ thể chúng ta không có hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ dễ mắc lao hạch khi trực khuẩn xâm nhập vào niêm mạc.

5.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Hiện nay, y học Việt Nam đã phát triển hiện đại hơn với nhiều phương pháp tầm soát sớm các bệnh. Để tầm soát sớm khả năng mắc bệnh lao hạch thì bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát theo định kỳ 6 - 12 tháng/ lần và bạn có thể lựa chọn các gói xét nghiệm lao toàn diện nhằm phát hiện sớm bệnh. Bên cạnh đó, nếu cơ thể xuất hiện các loại hạch bất thường thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lao hạch cũng như giải đáp câu hỏi “Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?”.

6. Bệnh lao hạch có lây không?

Với lao phổi, do vi trùng lao thâm nhập vào phổi và sinh sôi, nên lao phổi là một bệnh rất dễ lây truyền giữa người sang người thông qua đường hô hấp. Những người bị bệnh lao phổi, hoặc lao thanh quản, phế quản, khi ho sẽ khạc ra vi khuẩn lao có trong những hạt nước bọt li ti, hoặc các hạt bụi nhỏ. Những người tiếp xúc với bệnh nhân lao sẽ dễ dàng hít vào và gây bệnh tại phổi.

Không giống như lao phổi, trường hợp bệnh nhân lao hạch, do vi khuẩn lao chỉ khu trú trong hạch gây viêm và không rò rỉ ra bên ngoài, do đó, bệnh lao hạch không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

7. Bệnh lao hạch có chữa khỏi không?

Điều trị nội khoa

Người bệnh lao hạch sẽ được điều trị nội khoa dưới sự hướng dẫn của chuyên gia và thầy thuốc chuyên khoa, uống thuốc điều trị lao hạch theo phác đồ điều trị lao liên tục trong khoảng 9 tháng là tối thiểu. Liều dùng tùy thuộc vào cân nặng và tuân theo phác đồ điều trị do chuyên gia chuyên khoa quyết định. Người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của chuyên gia chuyên khoa để điều trị dứt điểm bệnh lao, tránh tình trạng vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác trong cơ thể.

Điều trị ngoại khoa

Bị lao hạch có phải mổ không cũng là thắc mắc của nhiều người. Bệnh lao hạch được điều trị ngoại khoa, phẫu thuật - mổ lấy toàn bộ hạch khi hạch hóa mủ nhưng lại không đáp ứng khi chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh, hoặc là bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu ở hạch cũng là cách điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, việc điều trị lao hạch tốt nhất là nên điều trị bệnh lao trước khi phẫu thuật để tránh lây lan vi khuẩn lao.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người