Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bị ho kiêng ăn gì để mau khỏi

Ngày đăng : 27-11-2021 - Lượt xem : 724

Ho là hiện tượng thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, cũng có thể do không khí ở môi trường sống kém chất lượng dẫn đến viêm đường hô hấp. Khi ho ở mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương thuốc dân gian. Vậy ngoài cách điều trị thì còn cần lưu ý gì khi bị ho không? Hãy cùng bệnh viện Hoàn Cầu trả lời câu hỏi bị ho kiêng ăn gì ngay sau đây.

Bị ho kiêng ăn gì để mau khỏi?

Bị ho kiêng ăn gì để mau khỏi

Kiêng ăn đồ quá mặn hoặc quá ngọt

Ho là cơ chế phản xạ do cổ họng bị ngứa và nóng phổi gây ra. Khi ăn đồ quá mặn hoặc quá ngọt sẽ gây kích ứng cổ họng, có thể các món này sẽ giúp bạn cảm nhận mùi vị món ăn rõ hơn nhưng đồng thời cũng sẽ làm tình trạng ho nặng hơn. Do đó, nên tránh ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác khi bị ho. Nếu không, những cơn ho sẽ kéo đến nhiều và nặng hơn khi bạn vẫn ăn đồ quá mặn hay quá ngọt.

Bị ho kiêng đồ lạnh

Đồ lạnh là thực phẩm chắc chắn cần tránh xa khi bị ho. Các vi khuẩn trong đá sẽ làm cổ họng bị nhiễm vi khuẩn, virus nhiều hơn, làm tăng trạng thái kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Hơn nữa, việc cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi mà phổi bị tổn thương là một trong những nguyên nhân dẫn đến ho.

Vì thế, nên hạn chế ăn kem, trà sữa lạnh, nước giải khát nhiều đá vào lúc này. Đồng thời khi sử dụng đồ trong tủ lạnh nên để nguội chút rồi mới ăn.

Thực phẩm đầu tiên cho câu hỏi ho kiêng ăn gì

Đồ cay nóng, đồ ăn nhanh

Các món ăn nhanh được chế biến với lượng lớn dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ho không thể chấm dứt. Khi bị ho các chức năng tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Bạn ăn đồ chiên rán lúc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa mất nhiều thời gia hơn, từ đó gia tăng dịch đờm tăng dẫn đến ho lâu ngày không khỏi. Tất cả các món chiên, xào, đồ ăn nhanh liên quan đến dầu mỡ nên được hạn chế ở mức tối thiểu để chấm dứt tình trạng ho.

Các món cay còn làm ho kéo dài và khó chữa trị hơn. Các gia vị cay nóng sẽ nhanh chóng khiến cho vùng niêm mạc họng khiến vòm họng sưng, viêm. Điều này sẽ làm cổ họng đau, tăng tần suất những cơn ho.

Bị ho kiêng ăn gì? - Đồ chiên rán

Các  loại rau củ quả nên kiêng khi bị ho

Một số loại rau củ chứa cellulite như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ… dù mang nhiều năng lượng nhưng đồng thời cũng khiến cho cơ thể của người bệnh sinh nhiệt và tiết đờm nhanh chóng, gia tăng cơn ho ở người bệnh.

Dừa là một loại quả được biết đến với nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, dừa lại có tính hàn, thành phần hóa học trong nước dừa có thể gây kích ứng cổ họng. Nước dừa được khuyên không nên sử dụng với những người bị hen suyễn.

Quýt cũng là một thực phẩm tưởng chừng có công dụng trị ho rất tốt. Tuy nhiên, chỉ có vỏ quýt mới giúp chữa ho, còn múi quýt thì ngược lại. Múi quýt chứa Cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Ăn nhiều quýt sẽ không giúp bạn giảm ho.

Quýt là câu trả lời cho bị ho kiêng ăn gì

Các loại đồ uống không nên dùng khi bị ho

Ngoài đồ ăn ra, một số loại đồ uống đặc biệt cần tránh xa khi bị ho. Điển hình là Caffeine. Caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ, chúng kích thích đi tiểu, khiến cơ thể mất nước, đồng thời hoạt chất có trong cà phê sử dụng nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Sử dụng cà phê trong thời điểm bị ho dẫn đến cổ họng khô, bị ho khan, khàn giọng.

Đồ uống tiếp theo cần kiêng chính là đồ uống có cồn và có gas như bia, rượu, các loại nước ngọt,... Đúng là cần bổ sung nước cho cơ thể khi bị ho. Nhưng nước có gas sẽ làm khô cổ, khiến tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng và gây ho nhiều hơn.

Thực phẩm nên ăn khi bị ho

Súp: Khi bị ho cần làm ấm cổ họng bằng món súp, cháo, nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.

Rau củ quả: Các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như súp lơ, khoai lang,... không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể.

Mật ong: mật ong là thực phẩm đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh đường ho hấp do có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Kết hợp mật ong cùng những nguyên liệu trị ho khác sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời. Mỗi sáng chỉ cần một thìa mật ong hoặc pha mật ong vào nước gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể, đẩy lùi cơn ho nhanh chóng.

Lá bạc hà: Với trường hợp ho lâu ngày, cổ họng nhiều đờm, nghẹn họng... người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà để có thể hỗ trợ làm tan đờm và thông họng hiệu quả.

Trên đây là tư vấn của bệnh viện tai mũi họng về những thứ nên ăn và nên kiêng khi bị ho. Các chia sẻ trên chỉ mang tính tham khảo, khi tình trạng ho kéo dài quá lâu, người bệnh nên đến ngay cơ sở uy tín để được khám chữa kịp thời.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người