Cảm giác khó thở ở cổ họng kéo dài là bệnh gì?
Khi nhắc đến triệu chứng khó thở ở cổ họng nhiều người chỉ nghĩ đơn giản mình đang mắc bệnh lý nào đó về hệ hô hấp. Thế nhưng nếu bị khó thở kèm theo tức ngực hoặc bị hụt hơi hoặc những triệu chứng khác được nêu dưới đây thì rất có thể đây là biểu hiện ban đầu của một số căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh nên hết sức cẩn trọng.
Cảm giác khó thở ở cổ họng kéo dài là bệnh gì?
Viêm phổi - Phế quản
Nếu bạn bị khó thở ở cổ họng kéo dài kèm theo sốt cao có thể bạn đã mắc bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản. Bệnh lý này thường gặp nhiều ở người già, người có sức đề kháng yếu, trẻ em, người có tiền sử bệnh về đường hô hấp lâu năm.
Bệnh hen suyễn
Bệnh này ngoài triệu chứng khó thở còn đi kèm theo triệu chứng khác như: Thở ra kèm theo tiếng rít, ho và có nhiều đờm. Đây là căn bệnh mạn tính và được thể hiện rõ ràng nhất mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc khi cơ thể có sức đề kháng kém kèm theo việc sử dụng nhiều bia, rượu hay thuốc lá là tác nhân rất lớn khiến cơn hen lại xuất hiện.
Bị giãn phế quản
Khi mắc bệnh này người bệnh thường bị ho nhiều kèm theo khó thở, sốt cao và rất nhiều đờm
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
Đây là bệnh lý về đường hô hấp gây ra cho người bệnh hiện tượng khó thở ở cổ họng kéo dài do đường thở bị hạn hẹp. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh về tim mạch
Triệu chứng của bệnh này sẽ là khó thở, đau tức ngực, đau thắt lồng ngực. Những triệu chứng này sẽ ngăn chặn lượng máu đi lên nuôi dưỡng tim nên sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, điều này là rất nguy hiểm. Tình trạng này nếu để kéo dài và chủ quan không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong do nguy cơ cao người bệnh sẽ bị nhồi máu cơ tim dẫn đến suy tim.
Mỡ máu, huyết áp cao
Lúc này người bệnh ngoài việc bị khó thở còn kèm theo các triệu chứng khác như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở dốc, người bồn chồn, hồi hộp và bứt rứt rất khó chịu.
Bệnh về tuyến giáp
Người bệnh sẽ bị khó thở kèm theo khan tiếng kéo dài, nuốt nghẹn, nuốt vướng, đau họng không khỏi. Đây là những triệu chứng nguy hiểm vì có thể nó cảnh báo bạn bị ung thư tuyến giáp.
Làm gì khi bị khó thở ở cổ họng kéo dài
Với những trường hợp khó thở thông thường do thay đổi thời tiết hoặc đang bị bệnh lý về hô hấp ở thể nhẹ thì người bệnh nên dừng lại các hoạt động, nằm im với tư thế nừa nằm nửa ngồi, phần đầu cao lên để cơn khó thở được làm dịu và nhanh chóng thở được như bình thường.
Kèm theo đó người bệnh nên thả lỏng cơ thể đặc biệt là phần vai, hít thở đều và nhẹ nhàng, xoa vuốt phần lồng ngực. Sau đó cũng nên đi khám chuyên gia để có lời khuyên tốt nhất cho người bệnh.
Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các loại vitamin thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh. Trong thực đơn hàng ngày, người mắc nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh tươi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ nướng,...
Duy trì độ ẩm trong phòng ngủ thích hợp, tránh không khí khô và lạnh.
Uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp gây khó thở, đờm nhiều.
Bên cạnh đó người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày bằng việc duy trì thói quen luyện tập những bài tập nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe.
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để bồi bổ cơ thể, tránh xa những loại thực phẩm có hại cho bản thân như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thừa chất béo,.... Các chuyên gia khuyên bạn tốt nhất nên đi bộ tối thiểu 3 lần 1 tuần và chỉ cần 20 phút mỗi lần sẽ rất tốt cho cơ thể đặc biệt với những người hay mắc triệu chứng khó thở.
Theo các chuyên gia và chuyên gia y tế thì những trường hợp khó thở cấp tính và nguy kịch như bị vướng dị vật ở họng, hen suyễn,... thì nên đưa người bệnh đi cấp cứu 028 38 172 299 ngay lập tức. Những trường hợp còn lại người bệnh nên đi khám chuyên gia càng sớm càng tốt để xác định rõ mình đang bị bệnh gì và có hướng điều trị kịp thời giúp bệnh nhanh khỏi tại các trung tâm y tế và bệnh viện tai mũi họng.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người