Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Cây xạ can có tác dụng gì?

Ngày đăng : 07-10-2021 - Lượt xem : 1374

Ở nước ta, cây xạ can (cây rẻ quạt) được trồng làm cảnh khắp nơi. Nhiều địa phương, loài cây này còn mọc hoang như cỏ dại. Do tính chất, công dụng và thành phần đặc biệt của cây, xạ can được dùng rất nhiều trong các bài thuốc nam. Vậy cây xạ can có thành phần như thế nào? Có tác dụng ra sao trong các bài thuốc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

cây xạ can có tác dụng trị ho

Mô tả cây thuốc xạ can

Cấu tạo

Cây Xạ Can thuộc giống cây thảo, dễ trồng, thân rễ mọc bò. Thân bé, lá thuôn hình mác dài, hơi bẹt, mọc thẳng đứng, cao tới 1m. Cây mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 15-20mm. Cụm hoa có cuống, cánh hoa màu vàng cam, điểm đốm tím, có 3 nhị. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm. Hạt xanh đen hình cầu.

Thành phần hóa học

Thân rễ chứa tectorigenin (chất ức chế dị ứng), irigenin, tectoridin, iridin, 5, 3-dihydroxy-4’,5’-dimethoxy-6,7-methylendioxyisoflavon, dimethyltectorigenin, irisfloretin, muningin, các iristectorigenin A và B,…

Công dụng của Xạ can:

Vị thuốc chữa đau họng

Cây xạ can là một trong những nổi tiếng nhất trị các bệnh về họng. Có thể kết hợp xạ can với nhiều vị thuốc khác để đạt hiệu quả tối đa. Có thể tham khảo một trong những vị thuốc sau:

Bài thuốc 1: Xạ can 4g, Hoàng cầm 2g, Cát cánh 2g, Cam thảo 2g. Phơi khô, giã nhỏ, pha nước đun sôi để nguội hoặc pha trà.

Bài thuốc 2: Cao xạ can tỉ lệ 2/1 15ml, cao hương nhu 2/1 20ml, cao cam thảo 2/1 10ml, sirô đơn.
Người lớn: Mỗi lần uống 2 thìa canh, ngày 2 lần. Trẻ em uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.

Bài thuốc 3: Lấy củ của cây xạ can rửa sạch, để ráo nước rồi nướng lên cùng với muối trắng. Ngậm mỗi ngày 3 lần như ngậm ô mai sẽ cải thiện tình trạng ho, đau họng.

Bài thuốc 4: Sử dụng 5g xạ cạn; kim ngân, kinh giới, huyền sâm,sinh địa mỗi loại 12g; các loại bạc hà, tang bạch bì mỗi loại 8g. Đem tất cả các vị thuốc kể trên rửa sạch hết bụi bẩn phơi khô. Đem đi sắc đặc lấy nước uống, mỗi lần sử dụng thì uống từ 1-2 thìa. Uống liên tục trong 10 ngày sẽ chấm dứt trình trạng ho.

Bài thuốc 5: cây xạ can 4g; cây kinh giới, kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi loại 15g. Đem đi rửa sạch và sắc uống hàng ngày sẽ giúp cơn dau họng giảm đi trông thấy

cây xạ can trị viêm amidan

Chữa hen phế quản

Thông thường, cách điều trị hen suyễn, hen phế quản là dùng thuốc kháng sinh điều trị triệu chứng. Có thể thời gian đầu các triệu chứng sẽ tạm hết nhưng sẽ sớm tái phát. Thuốc nam có thể chữa trị tận gốc mầm bệnh từ sâu bên trong và trị dứt điểm căn bệnh này. Tất nhiên có thể hoàn toàn khỏi bệnh hay không là tùy thuộc cơ địa mỗi người.

Bài thuốc chữa hen phế quản sẽ gồm: xạ can, tô tử, ma hoàng, bán hạ chế, hạnh nhân, bách bộ, thảo quả, mỗi vị 10g; Cam thảo, quế chi, bồ kết, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang, mỗi thang sắc đủ 3 lần.

Cây xạ can chữa viêm họng hạt, ho đờm

Là cây thuốc nổi tiếng khi dùng để trị các bệnh về họng, có thể áp dụng câu xạ can chữa viêm họng hạt, ho đờm theo những vị thuốc sau đây.

Bài thuốc 1:  10g xạ can; sâm đại hành, mạch môn mỗi loại 15g, cát cánh 6g. Đem tất cả những vị thuốc kể trên sắc với khoảng 500ml nước đến khi nước cạn đi một nữa thì có thể tắt bếp để uống

Bài thuốc 2: 10g xạ can; thảo dây, mạch môn mỗi loại 10g. Dùng để sắc uống như trà hàng ngày

Bài thuốc 3: Xạ can 10g; đậu chiều, cam thảo dây mỗi loại 15g. Đem rửa sạch, phơi khô và sắc lấy nước uống hàng ngày.

Cây xạ can có tác dụng gì

Chữa viêm amidan mãn tính bằng cây xạ can

Viêm amidan mãn tính cũng là một căn bệnh rất khó trị dứt điểm. Bệnh không thể khỏi có thể do người bệnh không kiên trì điều trị hoặc cũng có thể là vì thuốc tây không trị dứt mầm bệnh từ sâu bên trong mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi áp dụng một trong những cách làm sau với thành phần chính là cây xạ can thì vài trường hợp đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Cách 1: Xạ can 8g, huyền sâm 16g; mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất, mỗi vị 12g; Thăng ma 6g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.

Cách 2: Cũng tương tự cách ở trên nhưng những loại dược liệu được cân đối ít hơn bao gồm: Xạ can 8g, mạch môn, huyền sâm, tạc bạch bì mỗi loại 15g. Rửa sạch các vị thuốc kể trên sau đó sắc uống mỗi ngày

Tác dụng phụ khi sử dụng xạ can

Cây xạ can rất hữu dụng khi dùng để trị các bệnh về học. Tuy nhiên, quá lạm dụng loại dược liệu này thì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như: Cơ thể hơi đau nhức, mệt mỏi, có thể gây tiêu chảy

Trên đây là tác dụng của cây xạ can do Bệnh Viện Hoàn Cầu tìm hiểu được. Những vị thuốc chỉ mang tính tham khảo. Khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người