Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Làm thế nào để chữa khàn tiếng hiệu quả

Ngày đăng : 05-12-2021 - Lượt xem : 877

Hầu hết ai trong chúng ta cũng sẽ trải qua các vấn đề về khàn giọng (khàn tiếng), đó có thể là hậu quả của việc cảm lạnh thông thường, đứng lớp quá lâu hay cổ vũ quá đà trong sự kiện thể thao nào đó mà các bạn tham gia.

Tuy nhiên triệu chứng này sẽ biến mất trong vài ngày nếu các bạn nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói và áp dụng những “mẹo” chữa khàn tiếng đúng cách. Vậy làm thế nào để chữa khàn tiếng hiệu quả? Hãy cùng bệnh viện Hoàn Cầu tham khảo bài viết dưới đây nhé!

chữa khàn tiếng

Khàn giọng, khàn tiếng là gì?

Khàn giọng, khàn tiếng (còn gọi là chứng khó nói) là sự thay đổi bất thường về chất lượng giọng nói của bạn. Nó có thể khiến giọng nói bạn nghe khàn đi, căng, khó thở, yếu, cao hơn hoặc thấp hơn, không nhất quán hoặc mệt mỏi, thường khiến bạn khó giao tiếp qua giọng nói hơn.

Nguyên nhân dẫn đến bị khàn giọng?

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng chính là Viêm Thanh Quản. Viêm thanh quản là tình trạng viêm các dây thanh trong hộp thoại (thanh quản). Nguyên nhân của viêm thanh quản bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh thông thường; lạm dụng dây thanh âm bằng cách nói chuyện, hát hoặc la hét; bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây viêm thanh quản do trào ngược; hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc thụ động, hoặc tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

nguyên nhân khàn tiếng

Các nguyên nhân khác gây ra khàn tiếng bao gồm:

- Nốt, u nang hoặc polyp dây thanh lành tính.
- Liệt dây thanh âm.
- Dị ứng.
- Các vấn đề về tuyến giáp.
- Chấn thương thanh quản / dây thanh âm.
- Tình trạng thần kinh (chẳng hạn như bệnh Parkinson và đột quỵ ).
- Ung thư thanh quản.

Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy, khàn tiếng cũng có nhiều hơn các vấn đề phiền toái nguy hiểm khác. Vì vậy nếu khàn giọng kéo dài trên 2 tuần không khỏi thì các bạn nên đi khám chuyên gia để bảo vệ tốt sức cho khỏe hơn. 

Cách chữa khàn tiếng tại nhà hiệu quả?

Chữa khàn tiếng bằng hỗn hợp chanh mật ong, dầu oliu

Tỷ lệ 2 muỗng canh mật ong + 1 muỗng canh dầu oliu hòa tan vào nước chanh, uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày. 1 lần uống là một thìa cà phê nhỏ. Uống từ 3 - 4 ngày thì triệu chứng khàn tiếng của bạn sẽ giảm đi đáng kể.

Chữa khàn tiếng với thức uống trà, chanh và muối 

Súc miệng mỗi ngày với hỗn hợp nước trà + nước cốt chanh + muối hoặc có thể pha chanh muối để uống. Lưu ý phải pha nước nóng nhé và tránh sử dụng nước đá lạnh vì không những không làm bệnh tình thuyên giảm mà còn khiến các cơn ho diễn ra không kiểm soát nhiều hơn.

Chữa khàn tiếng bằng bưởi, loại trái cây quen thuộc

bưởi hấp trị mất giọng

Dùng cùi bưởi (phần làm chè bưởi thông thường), hấp cách thủy với mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, 1 thìa/1 lần ăn. Bưởi hấp mật ong vừa ngon mà vừa chữa khàn tiếng hiệu quả, đặc biệt là đối với người lớn tuổi hay bị ho khàn, khàn giọng.

Chữa khàn tiếng bằng giá đỗ

Giá là nguyên liệu quá gần gũi với chúng ta và nhắc đến giá thì các mẹ các chị sẽ nghĩ ngay đến công dụng làm mát người, thanh lọc, thải độc hiệu quả. Ngoài ra, giá còn có tác dụng hiệu quả giúp làm dịu nhẹ cổ họng và hạn chế tối đa bị khàn giọng.

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần mang giá về rửa sạch bằng nước muối, đun sôi giá trong 15 phút và chắt lấy phần nước uống. Phần giá vừa nấu có thể ăn trực tiếp để tăng thêm hiệu quả trị khàn giọng. 

Chữa khàn tiếng bằng hỗn hợp tỏi mật ong

Tỏi nên lựa chọn tỏi ta để thơm hơn khi dùng. Tỏi mua về tiến hành bóc vỏ và đập dập, cho tỏi và mật ong vào bát nhỏ và mang hấp.

Mẹo hấp: Các bạn để vào nồi cơm khi nồi cơm đã bật nút chính, tầm 15 phút lấy ra để nguội và sử dụng.

Cách dùng ngày 2 lần: Các bạn ngậm một ít hỗn hợp mật ong và tỏi vào miệng trong 5 phút để lấy được các chất trong hỗn hợp này. Tuy cách trị khàn giọng này đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất cao.

Vừa rồi bệnh viện tai mũi họng Hoàn Cầu đã chia sẻ cho các bạn cách để chữa khàn tiếng hiệu quả. Mong rằng sau bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm phương pháp để đối phó với các chịu chứng khó chịu của khàn giọng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết, chúc tất cả các bạn thật nhiều sức khỏe!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người