Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Ngăn ngừa tình trạng lao phổi tái phát như thế nào

Ngày đăng : 15-07-2021 - Lượt xem : 1231

Lao phổi tái phát là một trong những loại bệnh hô hấp cực kì nguy hiểm. Quá trình điều trị bệnh lao phổi kéo dài khiến người bệnh rất mệt mỏi và chán nản. Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi cơ thể sẽ rất suy nhược vì khó thở, hô hấp kém lâu ngày dẫn nên cáu gắt, bực bội, nếu bệnh trở nặng phải thường xuyên làm bạn với ống thở . Vì vậy, mà có không ít người gửi đến cho chúng tôi thắc mắc:” thời gian điều trị bệnh lao phổi mất bao lâu mới khỏi”.

 

Lao phổi là gì?

Lao phổi là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại nhu mô phổi, do trực khuẩn lao gây nên. Đây là loại vi khuẩn có thể sinh sản nhanh và tồn tại vài tuần trong môi trường không khí, nước. Ở môi trường ẩm và tối chúng có thể sống từ 2 – 3 tháng. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể thông qua việc hít thở, khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với người bệnh, hoặc khi dùng thực phẩm và các vật dụng sinh hoạt có lao,…

Ở người mang vi khuẩn lao, nếu miễn dịch tốt thì cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Nhưng khi hệ miễn dịch suy giảm hoặc do người bệnh dùng các thuốc làm ức chế miễn dịch, bệnh lao sẽ có cơ hội phát triển.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng như:

−       Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài trên 2 tuần, có thể khạc đờm ra lẫn máu.

−       Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.

−       Thường sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm về ban đêm.

−       Cảm thấy khó thở, tức ngực, có khi ho ra máu.

Khi các biểu hiện này diễn ra liên tục trong 3 tuần và áp dụng các biện pháp chữa ho thông thường nhưng không khỏi thì cần sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết. Trường hợp nuôi cấy đờm tìm ra sự có mặt của vi khuẩn lao, người bệnh được chẩn đoán mắc lao phổi và sẽ được tiến hành điều trị theo phác đồ kéo dài từ 6 – 9 tháng tùy tình trạng mỗi người.

Quá trình điều trị lao phổi thường dựa theo các nguyên tắc sau:

−       Phối hợp nhiều thuốc kháng sinh chống lao;

−       Dùng thuốc đúng liều;

−       Dùng thuốc đều đặn;

−       Dùng thuốc đủ thời gian: Gồm giai đoạn tấn công (2 – 3 tháng) và giai đoạn duy trì (từ 4 – 6 tháng).

Nếu thực hiện đúng và đủ những nguyên tắc trên, bệnh lao sẽ được trị dứt điểm dễ dàng. Nhưng nếu người bệnh chủ quan, bỏ dở việc điều trị giữa chừng thì lao phổi tái phát là điều có thể gặp. Thậm chí, khi bệnh tái đi tái lại cũng sẽ trở thành mạn tính, tiến triển thành lao kháng thuốc, dễ dàng lây sang cho nhiều người xung quanh khi vi khuẩn lao vẫn còn trong cơ thể.

 

Làm thế nào để phòng ngừa lao phổi tái phát?

Với câu hỏi của bạn, mẹ chồng bạn đã từng mắc lao phổi và tái phát lại 2 lần, gần nhất mắc lao kháng thuốc, điều trị 14 tháng và xét nghiệm đờm âm tính thì không còn khả năng lây bệnh cho người xung quanh nữa. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng của trẻ vẫn còn non yếu, vì vậy bạn vẫn nên chủ động phòng ngừa bệnh lao phổi cho bé, bạn nhé.

Để giúp phòng ngừa lao phổi tái phát, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

−       Cho trẻ tiêm vaccine BCG phòng lao phổi ngay từ sớm (nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).

−       Giữ vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; tránh không khí ẩm thấp, tối.

−       Với người bệnh: Cần khạc nhổ đờm đúng cách, thường xuyên phơi nắng hoặc đun nước sôi tiệt trùng các đồ dùng sinh hoạt của người bệnh.

−       Hạn chế cho trẻ nhỏ tiếp xúc với người bệnh lao phổi, nếu cần nên lưu ý việc đeo khẩu trang, rửa tay sạch với dung dịch sát khuẩn.

–       Thực hiện tái khám định kỳ mỗi tháng. Nếu có biểu hiện đau bụng, nôn, vàng da cần đưa đi tái khám ngay lập tức, bởi có thể trẻ ngộ độc thuốc chống lao.

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ phòng ngừa bệnh lao phổi cũng là cách mà bạn có thể lựa chọn để áp dụng cho mẹ chồng. Đây cũng là xu hướng mới hiện nay được nhiều người ưu tiên sử dụng, bởi sản phẩm thảo dược sẽ giúp đảm bảo an toàn khi dùng lâu dài, không gây ra các tác dụng phụ.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người