Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho kéo dài
Ho là một biện pháp phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống khứ chất nhầy, chất độc hại, dị vật, nhiễm khuẩn ra khỏi cơ thể. Với những người khi phản xạ này bắt đầu kém dần thì nên đến thăm khám chuyên gia.
Nếu như tình trạng ho kéo dài từ 4 - 8 tuần ho liên tục, ho khan, ho kéo dài thì bệnh nhân bắt buộc phải đi khám chuyên gia để được chuẩn đoán phương pháp.
Vì vậy điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây ho, sử dụng thuốc ho không đúng sẽ kéo dài thời gian bệnh hơn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Top 9 nguyên nhân dẫn đến ho kéo dài
1. Viêm mũi xoang: Là nguyên nhân khá phổ biến của ho kéo dài
Triệu chứng: ho kéo dài thường do chảy nước mũi sau, sổ mũi, hay có cảm giác chất lỏng nhỏ giọt vào mặt sau cổ họng, một số trường hợp người bệnh không có cảm giác gì.
Xét nghiệm: chụp X Quang , hoặc CT có thể thấy dày thành các xoang, tuy nhiên không đặc hiệu.
2. Hen suyễn
Là nguyên nhân thứ hai gây ho kéo dài ở người lớn, và hàng đầu ở trẻ em.
Triệu chứng: ho do hen suyễn thường kèm với khó thở, khò khè từng cơn, đôi khi nó ho có thể biểu hiện duy nhất còn gọi là thể bệnh “hen suyển dạng ho”. Thường xuất hiện trên người hay có tiền căn dị ứng, hoặc gia đình có người bị hen suyễn.
3. Trào ngược dạ dày thực quản:
Là nguyên nhân thường gặp thứ hai hoặc thứ ba của ho dai dẳng, xuất hiện khoảng 30-40 % bệnh nhân,
Triệu chứng gợi ý: hay ợ hơi, ợ nóng, hoặc cảm giác vị chua ở trong miệng. Tuy nhiên triệu chứng này vắng mặt trong hơn 40% bệnh nhân có ho là do trào ngược dạ dày thực quản.
Xét nghiệm: Đo nồng độ pH 24 giờ, hoặc nội soi dà dày giúp gợi ý nguyên nhân. Có thể chẩn đoán xác định dựa vào bệnh nhân hết ho sau điều trị thử với thuốc kháng tiết acid dạ dày sau 2 tuần.
4. Viêm phế quản tăng eosinophil không do suyễn:
Là nguyên nhân ngày càng được công nhận gây ra ho mạn tính chiếm khoảng 20-25 % các nguyên nhân gây ho mạn tính. Bệnh nhân thường có tiền căn dị ứng.
Chẩn đoán dựa vào có tăng lượng eosinophil trong đàm >3 %, không ghi nhận tình trạng tắt nghẽn đường hô hấp. Đáp ứng với điều trị corticoid hít
5. Nhiễm trùng đường hô hấp:
Nguyên nhân gây ho kéo dài do nhiễm trùng ở nước ta thường do lao phổi.
Triệu chứng gợi ý : Ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực,nặng sẽ gây khó thở.
Chẩn đoán bằng: chụp X quang phổi và xét nghiệm đàm.
Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
6. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Triệu chứng : bệnh nhân thường có ho khạc đàm(màu trắng, nếu có nhiễm trùng đàm sẽ đổi màu) ít nhất một khoảng thời gian 3 tháng trong 2 năm liên tiếp, xảy ra ở người hút thuốc lá nhiều.
Xét nghiệm: X Quang phổi, đo chức năng hô hấp
7. Thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển: thường được sử dụng trong cho các bệnh nhân tăng huyết áp, hoặc bệnh lý tim mạch
Triệu chứng: ho khan là triệu chứng phổ biến chiếm đến 15% bệnh nhân điều trị bằng nhóm thuốc này. Xuất hiện sau 1 tuần điều trị, hoặc có khi sáu tháng sau khi điều trị
Ho sẽ chấm dứt sau ngưng thuốc một đến bốn ngày.
8. Dãn phế quản:
Chiếm khoảng 4% nguyên nhân ho kéo dài:
Triệu chứng : ho đàm mạn, có thể kèm ho ra máu, hoặc khó thở thường là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng hô hấp mạn tính, từng nhiễm lao.
Chẩn đoán: X Quang, CT ngực
9. Ung thư phế quản:
Ho kéo dài chiếm khoảng 2% các trường hợp
Triệu chứng gợi ý: Ho mới xuất hiện hoặc thay đổi ở những người hút thuốc lá lâu năm, ho kéo dài trên một tháng sau ngưng hút thuốc lá, kèm ho ra máu
X nghiệm: X Quang phổi, CT ngực, nội soi phế quản sinh thiết
Kết luận
Ho kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, Hầu hết các bệnh gây ra nó có thể điều trị được. Nên đi khám chuyên gia chuyên khoa hô hấp để sớm tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Hướng dẫn các phương pháp điều trị ho kéo dài tại nhà
Ho kéo dài vừa là triệu chứng thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn nên chú ý hơn đến sức khỏe khi bản thân xuất hiện ở ngay những thời kì đầu. Bạn có thể áp dụng một số cách trị ho kéo dài hiệu quả và an toàn như:
1. Luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nước là yếu tố quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống và sức khỏe cho cơ thể. Mỗi ngày bạn nên cung cấp đủ 1,5l nước. Khi bổ sung nước đầy đủ, cổ họng của người bệnh sẽ được cấp ẩm hiệu quả. Cổ họng được giữ ấm sẽ giúp hạn chế tình trạng ho nhanh chóng.
2. Cách chữa ho kéo dài bằng việc bổ sung vitamin C
Vitamin C là thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó, vitamin C còn giúp ngăn ngừa sự tấn công của các loại virus. Vitamin C có rất nhiều trong thực phẩm và trái cây. Thay vì dùng thuốc, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.
Khi cơ thể khỏe mạnh, những dấu hiệu ảnh hưởng như ho khan sẽ không thể xuất hiện.
3. Cách trị ho hiệu quả bằng mật ong
Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Vào mỗi buổi tối sử dụng vài giọt mật ong tự nhiên sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe và giảm ho khan rất tốt.
Bạn cũng có thể sử dụng mật ong kết hợp chanh đào hay trà gừng. Khi sử dụng thường xuyên cũng giúp giảm thiểu tình trạng ho ở người bệnh.
4. Hỗ trợ chữa ho hiệu quả nhờ nghỉ ngơi khoa học
Ho kéo dài có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, có những người là do môi trường và tác động từ công việc. Chính vì vậy, việc nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn là yếu tố quan trọng khi muốn hạn chế mắc phải căn bệnh này.
Thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cho cổ họng của bạn được thư giãn. Hệ thống hô hấp giảm bớt căng thẳng. Từ đó ngăn chặn ho khan xuất hiện.
Lưu ý: Những phương pháp trên chỉ hỗ trợ một số trường hợp ho từ 1 - 2 tuần, nếu bệnh trở nặng hoặc kéo dài hơn, tốt nhất bệnh nhân nên đến cơ sở y tế có thẩm quyền để được khám và điều trị.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người