Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Những mẹo chữa khàn tiếng hiệu quả nhất tại nhà

Ngày đăng : 22-04-2021 - Lượt xem : 861

Khàn tiếng là một tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi biểu hiện chính xác là cổ họng cảm thấy nhói đau, phát âm nặng nề hơn so với bình thường. Ngoài ra các triệu chứng sốt, cảm, ho xuất hiện gây cản trở công việc học tập của bệnh nhân. 

Mặc dù khàn tiếng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm tuy nhiên nếu để lâu ngày, phần cổ họng không được chữa trị dễ dẫn đến giọng nói bị thay đổi, có vết thương ở vùng cổ họng trong.

1. Khàn tiếng là bệnh gì?

Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường trong giọng nói. Tình trạng này khá phổ biến và thường đi kèm với khô, ngứa họng.  Khi giọng của bạn bị khàn, chất giọng sẽ thô ráp, yếu và thều thào, làm âm phát ra không được mượt mà.

Triệu chứng này thường bất nguồn từ bất thường ở dây thanh. Dây thanh là một cặp dây nằm bên trong thanh quản của bạn. Khi nói hoặc hát, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm các dây thanh rung động, từ đó phát ra tiếng.

 

2. Nguyên nhân mắc bệnh khàn tiếng

Có nhiều nguyên nhân gây khàn tiếng. May mắn là hầu hết các nguyên nhân đều không nghiêm trọng và có xu hướng tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng nếu khàn tiếng kéo dài hơn hai tuần, bạn nên đi khám chuyên gia. Mặc dù không phổ biến, khàn tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư thanh quản.

 

Những nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng:

  • Cảm lạnh hay nhiễm vi rút đường hô hấp trên (gồm mũi, họng, thanh quản): là nguyên nhân thường gặp nhất
  • Lạm dụng giọng nói: khi bạn sử dụng giọng nói của mình quá nhiều, quá to hoặc không đúng cách trong một thời gian dài
  • Trào ngược dạ dày thực quản: khi axit trong dạ dày trào lên họng và kích thích dây thanh âm.
  • Uống các loại nước có chứa cồn và caffein
  • Dị ứng
  • Hít phải các chất độc hại
  • Ho nhiều

Những nguyên nhân chủ quan dễ mắc bệnh khàn tiếng

  • Polyp (là các u nhỏ trên dây thanh thường lành tính – không phải ung thư) 
  • Ung thư thanh quản
  • Các bệnh về tuyến giáp
  • Chấn thương họng thanh quản
  • Phình động mạch chủ ngực. Là khi một phần của động mạch chủ (mạch máu lớn nhất ra khỏi tim) bị phình to.
  • Suy yếu thần kinh hoặc cơ làm suy yếu chức năng của thanh quản

3. Nên đi khám chuyên gia khi nào

Đến bệnh viện ngay nếu khàn tiếng đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Sốt cao kéo dài ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt hay lau mát
  • Đau cổ, họng ngày càng tăng
  • Khó nuốt
  • Chảy nước miếng (ở trẻ em)

 

Khàn tiếng tuy không phải là tình huống cấp cứu nhưng nó có thể liên quan đến những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Nên đến khám và tư vấn chuyên gia nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài hơn 1 tuần ở trẻ em và hơn 2 tuần ở người lớn.

4. Bác sĩ sẽ làm những gì?

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn những thông tin sau đây:

  • Chất giọng và âm lượng giọng nói của bạn lúc trước và bây giờ, thời gian xuất hiện khàn tiếng.
  • Những yếu tố làm nặng hơn các triệu chứng của bạn. Ví dụ như hút thuốc lá, la hét hay nói chuyện trong thời gian dài.
  • Họ cũng sẽ quan tâm đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt hay mệt mỏi.

 

Bạn sẽ được kiểm tra cổ họng bằng đèn và một chiếc gương nhỏ. Hay sẽ được nội soi họng thanh quản (bằng ống nội soi mềm hoặc cứng đưa qua đường mũi hoặc miệng đi xuống họng để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng viêm hoặc bất thường khác).

Tùy thuộc vào triệu chứng của bạn, chuyên gia có thể cho cấy dịch họng để tìm vi khuẩn. Bạn cũng có thể được cho chụp các phim x quang vùng cổ họng hoặc chụp CT scan.

Trong một vài trường hợp khác, bạn có thể được lấy máu để thử công thức máu. Mục đích là tìm dấu hiệu nhiễm trùng hay thiếu máu.

Tùy từng trường hợp cụ thể và kết quả khám của chuyên gia mà bạn sẽ được cho thực hiện các xét nghiệm khác nhau.

6 Mẹo chữa khản tiếng siêu nhanh tại nhà

Ảnh hưởng của khản tiếng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống là không hề nhỏ. Nhưng nếu bạn sớm có biện pháp cải thiện tình trạng này sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực. Dưới đây là các mẹo dân gian trị khàn tiếng nhanh tại nhà với thành phần chính là các thảo dược thiên nhiên. Cụ thể như sau:

Chữa khàn tiếng với Gừng

Gừng là một gia vị quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Loại thảo dược này cũng được biết tới với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là đặc tính chống viêm cực kỳ mạnh mẽ. Vì vậy, gừng giúp làm dịu niêm mạc thanh quản và giảm sưng, đẩy lùi các cuộc tấn công của vi khuẩn khác trong đường hô hấp; Từ đó cải thiện tình trạng khản tiếng hiệu quả.

Bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch một củ gừng tươi rồi thái lát mỏng. Sau đó, trộn với một chút muối và nửa muỗng cà phê nước cốt chanh. Ngậm thành phẩm thu được khoảng 2 phút rồi ăn trực tiếp tối đa 3 lần một ngày.

Một cách khác bạn có thể áp dụng để chữa khản tiếng là bằm nhỏ 3 lát gừng tươi đã gọt sạch vỏ trong một cốc nước nóng trong 10 phút, rồi cho thêm 1 muỗng mật ong nguyên chất vào. Uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày cho đến khi giọng nói được cải thiện.

Không lo khàn tiếng với Mật ong

Mật ong là nguyên liệu có chứa nhiều vitamin A, E, C, E… đồng thời một số thành phần trong mật ong được xem là kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, và làm dịu họng giúp thanh quản, giảm nhanh biểu hiện khàn tiếng, mất giọng một cách hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách chữa khàn tiếng bằng mật ong, chẳng hạn như:

Ngậm mật ong và chanh tươi chữa khàn tiếng hiệu quả

Nguyên liệu: 1-2 quả chanh tươi (chanh đào càng tốt).

Thực hiện:

- Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế (thành nhiều múi nhỏ).

- Đặt quả chanh trong một chén nhỏ và cho một vài thìa mật ong để đủ ngấm toàn bộ quả chanh.

- Ngâm chanh và mật ong từ 1-2 giờ sau đó cắt ra để ngậm có tác dụng chữa mất tiếng rất hiệu quả.

 

  

Mật ong hấp lá hẹ tiêu đàm, trị ho

Lấy 3-5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ. 

Hỗn hợp này để ấm rồi uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.

Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để nước trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả.

Quất hấp mật ong cải thiện sức khỏe hiệu quả

Chuẩn bị 5-6 quả quất (còn nguyên vỏ xanh), cắt thành nhiều miếng nhỏ theo hình tròn rồi đổ mật ong ngập quất và hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện.

Khi ăn không nên ăn quá nhanh mà cần nhâm nhi để nước quất ngấm vào cổ họng. Nên ăn cả nước lẫn cái sẽ nhanh khỏi hơn. 

Củ nghệ

Từ lâu, củ nghệ đã được biết đến với vai trò không chỉ là một gia vị trong nhiều món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bởi, nghệ chứa curcumin là hoạt chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất mạnh. Do đó, bạn có thể dùng nghệ để đối phó với tình trạng khản tiếng hiệu quả bằng cách hoà ¼ muỗng cà phê bột nghệ vào một ly sữa ấm. Uống hỗn hợp thu được 2 lần mỗi ngày để nhanh chóng khôi phục lại giọng nói.

Chanh

Vì là một loại trái cây thuộc họ cam quýt nên quả chanh có thể giúp chống nhiễm trùng. Chanh có tác dụng tự nhiên này nhờ khả năng đẩy mạnh quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể trong máu, tạo điều kiện cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, bạn có thể dùng chanh để cải thiện chứng khản tiếng nhanh chóng, bằng cách pha 1 muỗng canh mật ong và nước cốt chanh trong một cốc nước ấm. Uống hỗn hợp này nhiều lần mỗi ngày cho đến khi lấy lại được giọng nói bình thường. Một lựa chọn khác cho bạn là hoà một muỗng cà phê nước cốt chanh, ⅕ muỗng cà phê muối với ½ cốc nước ấm. Sử dụng hỗn hợp thu được để súc miệng ít nhất hai lần mỗi ngày.

Tỏi 

Tỏi cũng là một gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn. Với các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh, tỏi có thể giúp làm dịu, hỗ trợ khôi phục tổn thương ở thanh quản, cải thiện khản tiếng rất tốt.

 

Bạn có thể ăn trực tiếp 2 - 3 nhánh tỏi hoặc thêm một vài giọt dầu tỏi vào cốc nước ấm, rồi súc miệng với hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Rẻ quạt

Thảo dược này còn có tên gọi khác là xạ can. Theo y học cổ truyền, rẻ quạt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa sưng đau cổ họng, viêm thanh quản,… Theo y học hiện đại, rẻ quạt chứa các hoạt chất glucozit có khả năng chống nấm, chống virus đường hô hấp mạnh.

Do đó, để chữa khàn tiếng bằng cây rẻ quạt, bạn hãy dùng một ít rễ giã nát cùng với vài hạt muối ăn. Sau đó chắt lấy nước cốt ngậm vào miệng nuốt từng chút một cho trôi xuống cổ họng. Hãy áp dụng mẹo chữa khàn tiếng này 2 - 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng khôi phục giọng nói của bạn.

 

Xem thêm:

https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/co-nen-su-dung-khang-sinh-de-dieu-tri-viem-hong-khong-421.html

https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/3-phuong-phap-dieu-tri-viem-xoang-cap-mu-414.html

Nên uống những loại nước nào khi bị khàn tiếng 

Bên cạnh các mẹo chữa khản tiếng ở trên, rất nhiều người cũng thắc mắc rằng, bị khản tiếng nên uống gì cho hết,... Dưới đây là một số thức uống có lợi cho người bị khàn tiếng:

Nước lọc ấm

Tình trạng sưng viêm tại hầu họng, thanh quản có thể cải thiện tốt nếu bạn cung cấp đủ lượng nước uống cần thiết với nhiệt độ ấm vừa phải. Uống đủ nước cũng góp phần loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ tại bộ phận này. Do đó, người bị khản tiếng được khuyến khích nên bổ sung ít nhất 2,5 - 3 lít nước lọc ấm mỗi ngày.

Trà gừng

Gừng có tính ấm, chứa các hoạt chất chống viêm mạnh mẽ. Bởi vậy, một tách trà gừng ấm giúp xoa dịu, giảm sự kích ứng tại dây thanh nên rất tốt cho người bị khàn tiếng. Bạn có thể thái nhỏ một nhánh gừng tươi, cho vào nước đun sôi trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày uống 3 lần hỗn hợp này sẽ giúp chữa khàn tiếng hiệu quả.

Giấm táo

Trong giấm táo có một lượng lớn hoạt chất giúp tiêu viêm, diệt các loại vi khuẩn, virus. Nếu bị khàn tiếng, bạn thực hiện pha loãng giấm táo, cho khoảng 1-2 thìa vào ly nước ấm, khuấy đều rồi uống mỗi ngày. Giọng nói và cổ họng của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Ngoài ra, khi bị khản tiếng, bạn cũng nên hạn chế uống cà phê, tuyệt đối kiêng rượu, bia, các loại đồ uống có ga để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người