Tìm hiểu về các loại thuốc chữa viêm tai giữa
Tai là bộ phận giúp con người cảm nhận âm thanh, giao tiếp với xã hội. Khi bị viêm tai giữa, khả năng nghe sẽ bị suy giảm, tình trạng viêm nhiễm lan rộng không chỉ gây ảnh hưởng đến giao tiếp mà còn tăng nguy cơ tử vong. Do vậy, bệnh nhân hãy tìm hiểu biểu hiện viêm tai giữa điển hình và một số loại thuốc chữa viêm tai giữa sau đây.
BIỂU HIỆN VIÊM TAI GIỮA ĐIỂN HÌNH LÀ GÌ?
Viêm tai giữa là một dạng bệnh viêm tai thường gặp, xảy ra ở khu vực tai giữa gây ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe của người bệnh. Nguyên nhân có thể là do: Các tác nhân gây bệnh từ môi trường, dịch viêm từ mũi họng ngược lòng lọt vào tai, chấn thương ở tai,...
Biểu hiện điển hình của bệnh viêm tai giữa là:
++ Bệnh nhân cảm thấy đau bên trong lỗ tai, cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ
++ Người bệnh có thể bị ngứa tai, nặng đầy tai rất khó chịu.
++ Tiết ra nhiều chất dịch, gây chảy dịch tai. Thời gian dịch trong, sau một thời gian dịch tai ở trên đục và mùi thối.
++ Thường xuyên bị ù tai, nghe kém. Nếu bệnh trở nặng, người bệnh sẽ không thể nghe.
++ Chất dịch bên trong tai tích tụ quá nhiều sẽ làm màng nhĩ căng phồng quá mức và tạo lỗ thủng gây chảy dịch máu mủ ở tai và khiến bệnh nhân đau dữ dội.
++ Viêm tai giữa có thể gây sốt vừa, sốt cao hoặc sốt rất cao, thậm chí một số trường hợp bị co giật. Kèm theo đó cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sút cân, nhức đầu, chóng mặt…
Các biến chứng của viêm tai giữa dẫn đến điếc hẳn, tổn thương nội sọ, mất thị lực,… gây nguy hại đến khả năng giao tiếp của người bệnh, đối với trẻ nhỏ có thể gây ra câm điếc bẩm sinh.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI THUỐC CHỮA VIÊM TAI GIỮA
Viêm tai giữa giai đoạn đầu có thể được chữa trị bằng thuốc, tuy nhiên tùy tình trạng cụ thể chuyên gia sẽ có chỉ định khác nhau. Bệnh nhân cần đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ. Một số các loại thuốc chữa viêm tai giữa bao gồm:
Thuốc giảm đau
Khi bị viêm tai giữa, bệnh nhân có thể bị đau tai, nhức tai từ âm ỉ đến dữ dội, sốt… nên trong đơn thuốc chữa viêm tai giữa thường được kê thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường là ibuprofen hoặc acetaminophen (đường toàn thân).
Đối với bệnh nhân trên 2 tuổi và chưa bị thủng màng nhĩ, có thể được thay thế bằng thuốc tê benzocain, lidocain, procain (dùng nhỏ tại chỗ.)
Thuốc kháng histamin, chống sung huyết
Nếu bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp, và được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị viêm mũi dị ứng, có thể được cân nhắc chỉ định một số loại thuốc điều trị có tác dụng chống sung huyết mũi (giảm sưng, phù nề, co mạch, chống viêm) và kháng histamin để giải quyết triệu chứng tại mũi như hắt hơi quá nhiều, ngứa mũi…
Các loại thuốc này còn có tác dụng giúp phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa và giúp cho các dịch viêm bị ứ đọng được dẫn lưu ra ngoài dễ dàng qua đường vòi tai.
**Nếu bệnh nhân bị viêm tai giữa không kèm theo viêm mũi dị ứng thì không dùng các loại thuốc chống sung huyết và kháng histamin
Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa
Được sử dụng trong trường hợp viêm tai giữa chưa bị thủng màng nhĩ; thường gồm: cortiphenicol, otipax, polydexa, cồn boric ấm,...
Trong trường hợp bị thủng màng nhĩ, chuyên gia sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc nhỏ tai được bào chế từ những kháng sinh có sự an toàn hơn cho ốc tai như rifamycin, effexin...
Các loại kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa
Tùy thuộc vào tình trạng viêm tai giữa, cơ địa, độ tuổi mà chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.
+ Với trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cần điều trị kháng sinh ngay; trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi viêm tai giữa 2 bên có thể dùng kháng sinh ngay; nếu viêm 1 bên nhẹ thì theo dõi 48-72h trước khi dùng thuốc.
+ Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu có các dấu hiệu nhiễm độc, đau tai kéo dài trên 48h, sốt cao; đau viêm cả 2 tai và chảy mủ…
+ Đối với người lớn, việc sử dụng kháng sinh chủ yếu là ở đường uống hoặc thuốc tiêm nhóm beta-lactam, nhóm quinolon, macrolid. Hoặc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề... để giảm sự tiến triển viêm, diệt khuẩn, phục hồi các mô tổn thương.
**Thông tin về thuốc chữa viêm tai giữa chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chỉ định từ chuyên gia chuyên khoa. Bệnh nhân cần đi khám tại cơ sở chuyên về tai mũi họng, dùng thuốc theo toa, tuân thủ liều lượng nghiêm ngặt.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA BẰNG CÁCH NÀO HIỆU QUẢ?
Muốn điều trị bệnh viêm tai giữa, người bệnh cần chú ý tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng chất lượng cao thực hiện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Tại TPHCM, địa chỉ y tế bệnh nhân nên đến là Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu.
Sau khi thực hiện khám lâm sàng, nội soi tai mũi họng tìm hiểu rõ tình trạng bệnh lý, các chuyên gia y tế sẽ áp dụng những phương pháp sau điều trị: Dùng thuốc và vệ sinh tai; liệu pháp điều trị chuyên sâu (cộng hưởng âm thanh; chiếu tia hồng quang 3D; thuốc; xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,…
Ngoài ra, các phương pháp như chích rạch dẫn lưu mủ, vá màng nhĩ, rửa tai, phương pháp DNR – Plasma,… được áp dụng để hồi phục cấu trúc tai, tiêu diệt tác nhân gây viêm tai giữa từ mũi xoang,…
Được nhiều bệnh nhân chọn lựa đến khám và điều trị viêm tai giữa, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu có những ưu điểm vượt trội đáng chú ý như sau:
» Đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, thành thạo khám và điều trị viêm tai giữa bằng nhiều phương pháp khác nhau.
» Nhân viên y tế luôn thể hiện sự thân thiện, chu đáo trong chăm sóc người bệnh.
» Thiết bị y tế được bảo trì bảo dưỡng và khử khuẩn thường xuyên giúp loại bỏ tối đa nguyên nhân gây bệnh.
» Thủ tục khám chữa bệnh đơn giản, người bệnh chỉ cần nhấp vào bảng chat bên dưới hoặc liên hệ qua hotline 028 3923 9999 để lấy mã số khám bệnh ưu tiên.
» Chi phí khám chữa bệnh vừa phải, phù hợp mức thu nhập của đông đảo bệnh nhân.
Vừa rồi là những thông tin về Thuốc chữa viêm tai giữa cũng như gợi ý về địa chỉ điều trị tốt và uy tín. Mong rằng người bệnh sẽ có lựa chọn đúng đắn và nhanh chóng khỏi bệnh trong thời gian sớm. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ điều trị hãy Nhấn vào Khung Chat bên dưới.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người