Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Xử lý nhanh chóng triệu chứng mắc xương ở họng

Ngày đăng : 11-03-2021 - Lượt xem : 1551

Dị vật đường ăn là những vật mắc lại trên đường ăn từ họng tới tâm vị. Gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nam nhiều hơn nữ. Các loại dị vật hữu cơ và có hình thái sắc nhọn như: xương gà, cá,.. dễ gây viêm nhiễm và biến chứng hơn dị vật vô cơ, hình thái tròn, tù. Dị vật thường gặp nhất là xương cá.

 

Tổng quát về vùng bên trong yết hầu ( họng )

Họng là ngã tư đường ăn và đường thở, phía trên nối liền với mũi, phía trước thông với khoang miệng, phía dưới là nối với thanh quản và thực quản. Chúng ta có thể hình dung giống như một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp.cấu tạo của họng cần biết

Họng chia làm 3 phần: Họng mũi, họng miệng, họng thanh quản.

Họng miệng và họng thanh quản là 2 nơi mà dị vật hay vướng mắc.Thành sau họng miệng liên tiếp với thành sau họng mũi họng thanh quản. Hai thành bên có amydan họng khẩu cái nằm trong hốc amydan – đây là nơi mà dị vật hay mắc kẹt. Họng thanh quản đi từ ngang tầm xương móng xuống đến miệng thực quản, có hình như cái phễu, miệng to mở thông với họng miệng, đáy phễu là miệng thực quản. Thành sau liên tiếp với thành sau họng miệng, thành trước phía trên là đáy lưỡi, dưới là sụn thanh thiệt và hai sụn phễu thanh quản. Thành bên như một cái máng hẹp dần từ trên xuống dưới, nếp phễu thanh thiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo nên máng họng thanh quản hay xoang lê.

Những mốc giải phẫu nêu ở trên là những vị trí mà dị vật thường xuyên mắc kẹt.

Nguyên nhân họng hay gặp các trường hợp mắc xương

  • Bệnh nhân ăn uống vội vàng.
  • Vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa.
  • Uống rượu say rồi ăn lẫn thức ăn lẫn xương.
  • Nhai không kỹ trước khi nuốt.
  • Hẹp thực quản.
  • Bệnh lý tâm thần hoặc cố ý.

Triệu chứng lâm sàng được xác nhận

Triệu chứng mắc xương ở cổ họng xuất hiện ngay khi bệnh nhân đang dùng bữa bị tắc phần họng, mặt tái tím, khó thở( nặng), ho liên tục, cảm thấy vướng(nhẹ). Khi xuất hiện các trường hợp thì người bệnh phải bỏ dỡ bửa ăn.

Chẩn đoán phân biệt các trường hợp bệnh án

Hóc giả: Bệnh nhân có cảm giác nuốt đau, nuốt vướng nhưng không sốt, vẫn ăn uống bình thường, chụp phim không thấy hình ảnh dị vật, cũng không thấy hình ảnh dày phần mềm trước cột sống cổ.

Dị vật đã trôi đi: Thực chất bệnh nhân có hóc xương nhưng xương đã trôi đi, để lại vết loét nên bệnh nhân ăn uống cảm thấy đau. Vết loét có thể tự lành nhưng có khi nhiễm trùng tạo thành ổ viêm

Khối u thực quản: Cảm giác chủ yếu là nuốt vướng, nuốt nghẹn không sốt nhưng thể trạng gầy sút.

nội soi phương pháp nhanh chóng giúp lấy được dị vật trong họng

Xử lý nhanh trường hợp cổ họng bị mắc xương

Nếu cảm thấy cổ họng bị vướng xương hoặc dị vật, người bệnh cần phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp như sau để kịp thời tráng nguy hiểm cho bản thân:

  • Ngay lập tức ngừng việc tiếp thực xuống thực quản. Khạc, nhổ, tất cả thực phẩm còn sót lại ở trong miệng ra ngoài .
  • Xác định vị trí cũng như mảnh dị vật dính trong cuống họng, mở to hết cở miệng và ngậm vào một lượng nước muối cần thiết. Bịt mũi lại đến khi không còn không khí trong phổi, thực hiện hành động thở bằng miệng thật mạnh đến khi dị vật hoặc mảnh xương văng ra khỏi họng. Lập lại nhiều lần và hãy thử với các loại viên ngậm khác như ( Vitamin C , nước tỏi, dấm ăn ...)

sử dụng các chế phẩm có axit để làm mềm xương

  • Ngăn cấm hành vi móc họng hay cố gắng nuốt thức ăn cơm thật nhiều để làm trôi xương.
  • Nhờ sự trợ giúp của bạn bè hoặc người thân trong gia đình bằng cách sử dụng miếng cố định hàm để soi dị vật trong họng đồng thời dùng đũa dài để lấy mảnh xương ra khỏi họng một cách đơn giản nhất.
  • Cuối cùng nếu các phương pháp ở trên không làm mảnh dị vật trào ra khỏi miệng thì tốt nhất bạn nên đến các chuyên gia chuyên khoa về Tai - Mũi - Họng để được nội soi bằng máy và có phương pháp phù hợp hơn từ các chuyên gia y tế.

Hi vọng những chia sẽ về nguyên nhân hóc xương cá, có thể giúp bạn hiểu thêm một số bệnh lý thường gặp ở thanh quản và lựa chọn cho mình cơ sở y tế uy tín để thăm khám https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người