Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Các loại lá trị ho hiệu quả tại nhà

Ngày đăng : 02-12-2021 - Lượt xem : 837

Giao mùa là thời điểm dễ gặp phải vấn đề cổ họng bị đau, ngứa, rát,... Dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và phổ biến nhất có thể kể đến là viêm họng. Căn bệnh này rất đáng sợ với những người làm việc trong môi trường dùng tiếng nói thường xuyên như Mc, giáo viên, ca sĩ,... và kể cả chúng ta đều sẽ cảm thấy khó chịu khi bị ho vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày. 

Vậy thì làm cách nào để khắc phục tình trạng này mà không phải uống quá nhiều kháng sinh, hãy cùng đa khoa Hoàn Cầu mách cho bạn các loại lá trị ho hiệu quả tại nhà nhé!

lá trị ho

Bệnh ho là gì?

Ho là một phản xạ làm thông đường thở của các chất bài tiết và chất kích thích như khói, bụi và các chất gây dị ứng. Ho có thể được phân loại là ho khan hoặc tức ngực. Ho khan là tình trạng ho bình thường, không có chất nhầy. Ho tức ngực là tình trạng ho có đờm, kèm theo chất nhầy hoặc đờm. 

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ho kéo dài

- Cảm cúm.

- Dị ứng.

nguyên nhân gây ho

- Các chất gây kích ứng đường hô hấp như bụi, khói hoặc ô nhiễm không khí.

- Thay đổi nhiệt độ.

Đó là những nguyên nhân gây ho thường gặp và sau đây là những loại lá trị ho dễ tìm giúp bạn khắc phục được căn bệnh khó chịu này nhé.

Các loại lá trị ho hiệu quả

Lá trị ho: Lá hẹ và đường phèn

Lá hẹ được biết đến là một loại rau, ngoài ra nó còn là một trong những lá trị ho hiệu quả nhất. Sử dụng lá hẹ trị ho rất an toàn mà không phải dùng kháng sinh đồng thời nó còn giúp diệt khuẩn bảo vệ niêm mạc họng.

Chuẩn bị: 200g lá hẹ và 50g đường phèn.

Lá hẹ rửa sạch cắt thành từng khúc nhỏ, đường phèn xay nhuyễn. Sau đó vò lá hẹ trộn chung với đường phèn rồi mang đi hấp cách thủy trong vòng 30 phút. Tiếp theo chắt lấy phần nước, uống mỗi ngày 3 lần và mỗi lần uống là 2 thìa cà phê nhỏ.

Mọi người có thể áp dụng ngay vì nguyên liệu thân thuộc, dễ tìm và cách làm đơn giản. Lá hẹ không chỉ ăn ngon mà còn có công dụng trị ho rất tuyệt vời, hiệu quả.

Lá trị ho: Lá húng chanh kết hợp với đường phèn 

Chuẩn bị: 20g lá húng chanh và 20g đường phèn.

Đường phèn và lá húng chanh giã nhỏ, trộn cùng với nhau sau đó mang đi hấp cách thủy trong 30 phút. Chắt lấy phần nước và uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.

Nếu sử dụng bài thuốc trị ho cho người lớn, chúng ta có thể rửa sạch lá húng chanh, nhai trực tiếp. Lấy nước và lượt bỏ phần xác cũng sẽ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên đối với trẻ em nên chưng cách thủy để tăng hiệu quả sử dụng hơn. Lưu ý rằng, phương pháp này thích hợp với trẻ em trên 2 tuổi.

Lá trị ho: Lá diếp cá với nước vo gạo

Chuẩn bị: Một nắm tay rau diếp cá, rửa sạch với nước muối. Nước vo gạo thì bạn nên lấy lần nước thứ 2 hoặc 3.

Rau diếp cá thái nhỏ đun sôi cùng với nước vo gạo trong 15 – 20 phút, sau đó để nguội chắt lấy nước. Nên uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 muỗng cafe để có hiệu quả nhanh nhé.

diếp cá trị ho

Lá trị ho: Lá dứa

Không chỉ giải cảm cúm, lá dứa còn là lá trị ho hiệu quả. Ho và hơn thế là ho có đờm đối với chúng ta là cực kỳ khó chịu và cần được chữa khỏi sớm nhất. Một trong những giải pháp đó là sử dụng nước lá dứa đã đun sôi. Lá có thể giúp giảm ho hiệu quả nhanh chóng.

Lá trị ho: Lá chanh kết hợp với muối và gừng

Nguyên liệu: Sử dụng 5g lá chanh, 3g củ gừng và 1 – 2l nước.

Cắt gừng thành từng lát mỏng hoặc đập dập, lá chanh cắt nhỏ, cho hỗn hợp vào trong nồi với lượng nước như trên (tùy chọn canh vừa mức từ 1 – 2l). Đun trên bếp đến khi sôi thì bắt đầu bật lửa nhỏ đun tầm 15 – 20 phút, để nguội, cho vào một ít mật ong hoặc đường để dễ uống.

Ngày uống 2 lần mỗi lần uống 2 thìa cà phê, uống sau hoặc trước bữa ăn đều được, đây là một loại lá trị ho hiệu quả cao với các bạn ho nhiều ho liên tục.

Lá trị ho: Lá cây đinh lăng

Cây đinh lăng từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc quý, rễ, thân lá để được sử dụng để chữa một số bệnh. Vậy dùng lá trị ho bằng đinh lăng được người xưa làm như thế nào?

Chuẩn bị: Một nắm tay lá đinh lăng tươi.

Rửa sạch bằng nước sau đó thái nhỏ lá đinh lăng ra. Tiếp theo cho khoảng 1.5 đến 2 lít nước lọc đun sôi, sau đó cho lá đinh lăng đã thái vào tiếp tục đun trong 10 -15 phút. Tắt bếp để nguội  và chắc lấy phần nước, uống 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết ho nhé.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Mặc dù đã có các phương pháp trị ho từ các lá trị ho nhưng chúng ta nên tự bảo vệ giọng nói, cổ họng của mình bằng những cách đơn giản như:

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày bằng nước muối loãng và thay bàn chải đánh răng định kỳ tránh để vi khuẩn và mầm bệnh lây lan.

- Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để cổ họng luôn được giữ ẩm, đeo khẩu trang khi ra ngoài tránh khói bụi, vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh từ môi trường.

- Tránh sử dụng quá nhiều nước đá lạnh, rượu bia, thuốc lá.

- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý tăng cường rau củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Chỉ cần một vài lá trị ho đơn giản, dễ tìm chúng ta đã có những bài thuốc để áp dụng vào những lúc giao mùa bị cảm ho. Mong rằng bài viết về lá trị ho sẽ giúp các bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình. Tuy nhiên nếu tình trạng ho kéo dài trên 1 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đến phòng khám bệnh viện tai mũi họng để thăm khám kịp thời tránh trường hợp bệnh trở nặng hơn. 

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người