Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả an toàn
Biểu hiện có đờm và khó thở do đờm là một trong những dấu hiệu về đường hô hấp rất thường gặp tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu xử lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và tệ hơn có thể dẫn đến biến chứng viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản thậm chí là viêm tai giữa do đường hô hấp của bé rất ngắn. Lúc này các mẹ cần phải xử lý đúng cách để các con không phải uống quá nhiều kháng sinh khi tình trạng tệ đi.
Vậy các mẹ của chúng ta đã biết cách lấy đờm chưa nhỉ? Nếu chưa thì phòng khám đa khoa Hoàn Cầu sẽ mách cho cách mẹ cách hút đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn nhé.
Trước khi tìm hiểu về cách hút đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả mình tìm hiểu một tí về đờm nhé!
Đờm là gì? Màu sắc của đờm nói lên điều gì?
Đờm là chất nhầy được ho ra từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản). Bệnh nhân có thể tự kiểm tra đờm bằng mắt thường tại nhà để lưu ý các màu sắc khác nhau. Bất kỳ dấu hiệu nào có màu vàng hoặc xanh lá cây có thể bị nhiễm trùng đường. Những gợi ý về màu sắc như vậy được phát hiện tốt nhất khi đờm được quan sát trên nền rất trắng như giấy trắng, chậu trắng hoặc bề mặt bồn rửa trắng.
Màu vàng càng đậm thì càng có khả năng bị nhiễm trùng do vi khuẩn (viêm phế quản, viêm phế quản phổi hoặc viêm phổi). Và các mẹ có thể dựa vào định nghĩa trên mà quan sát các triệu trứng, màu sắc của đờm để tìm hiểu về cách hút đờm cho trẻ sơ sinh hay nhận biết các bệnh lý để thăm khám kịp thời bảo vệ sức khỏe con em mình.
Nhận biết bé có đờm để áp dụng cách hút đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Khi có đờm các bé sẽ trở nên khó ngủ do nghẹt mũi, dịch mũi chảy ra họng khiến các bé ăn uống khó khăn, dễ nhợn ói và ho nhiều về đêm. Lúc này các mẹ cần phải xử lý đúng cách để các con không phải uống quá nhiều kháng sinh khi tình trạng tệ đi. Vì thế các mẹ cần biết cách hút đờm cho trẻ sơ sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của các con nhé.
Một số lưu ý về cách hút đờm cho trẻ sơ sinh sẽ không phải là cách để các bé hết bệnh hay là hết nhiễm virus mà là giúp cho bé ăn tốt hơn, ngủ tốt hơn, không bị đờm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bé và phải đặt van hút chính xác vài hốc mũi thay vì đặt trong vách ngăn cánh mũi. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ấm vào mũi các bé và xoa nhẹ mũi để chất đờm tan ra và dễ hút hơn.
Các thời điểm hút mũi hiệu quả?
+ Sau khi ngủ dậy
+ Trước khi ăn
+ Trước khi đi ngủ
+ Sau khi tắm
Đây là những thời điểm mẹ cần có các hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả để đường thở của bé được thông thoáng và sinh hoạt ổn định, tốt hơn.
Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả?
Để thực hiện cách hút đờm cho trẻ sơ sinh đầu tiên các bạn hãy ngâm nước muối vào trong bát nước ấm, lấy ra sờ cảm giác ấm và cảm nhận nếu vừa độ ấm là được.
Tiếp theo bạn dùng khăn ấm lau mặt cho bé và tập trung vào vùng mũi (giúp mũi ấm lên dễ hút hơn)
Khi bạn đã sẵn sàng hãy bắt đầu bằng cách bế trẻ theo tư thế thẳng đứng hoặc bạn có thể cho trẻ tựa đầu lên một chiếc gối chắc chắn, tạo thành một góc nghiêng 40 độ.
Sau đó sử dụng một tay để giữ trẻ sơ sinh và tay kia giữ vòi hút của quả bóp.
Ngón tay cái ấn mạnh, đẩy tất cả không khí ra khỏi quả bóp. Giữ chặt! Sau đó cẩn thận nhét nó vào lỗ mũi của bé. Không cần phải đẩy đầu tiêm của quả bóp quá sâu vào bên trong.
Tiếp theo nới dần lực ngón cái ở đầu quả bóp và đợi cho không khí được nạp đầy. Bởi vì, đầu tiêm tạo ra lực hút ở bên trong lỗ mũi. Điều này giúp lấy chất nhầy ra rất nhẹ nhàng.
Lấy đầu tiêm ra khỏi mũi của trẻ và ép hết các chất nhầy vừa hút lên giấy hoặc khăn mềm sạch. Sau đó lặp lại các bước này với bên mũi còn lại.
Khi bạn đã hoàn thành, chỉ cần rửa sạch ống bóp với nước và vắt bỏ thật sạch chất nhầy bên trong.
Lưu ý: Với cách hút đờm cho trẻ sơ sinh người bế bé nên mạnh và chắc chắn ví dụ như là bố để bé không quẫy đạp, trong lúc hút mẹ nên nói chuyện để phân tán sự tập trung của bé để việc hút mũi được dễ dàng hơn.
Hút mũi là một phương pháp hiệu quả giúp lấy hết đờm, chất nhầy của trẻ ra bên ngoài, khiến cho đường thở của bé thông thoáng giúp bé ăn ngủ và sinh hoạt tiện lợi. Tuy nhiên không nên hút mũi của bé quá 3 lần trên ngày vì có thể sẽ gây những tổn thương đến mũi niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Nếu các mẹ đã áp dụng cách hút đờm cho trẻ sơ sinh nhưng quá 3 ngày bé không khỏi thì hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh gặp những căn bệnh nguy hiểm hơn.
Hãy liên hệ cho chúng tôi: bệnh viện tai mũi họng TPHCM là địa chỉ uy tín, chuyên thăm khám và điều trị các loại bệnh về tai, mũi, họng. Đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, phương pháp điều trị hiện đại, phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đảm bảo kết quả điều trị cao, mang đến cho bệnh nhân cuộc sống vui khỏe sau điều trị.
ĐC: 80 - 82 Châu Văn Liêm, phường 11, quận 5, TP.HCM
SĐT: 028 38 172 299
TG: 8:00 - 20:00 (cả tuần)
Website: https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/
Thông tin thêm:
+ Tiêu đờm cổ họng bằng phương pháp dân gian
+ Mẹo chữa viêm họng mãn tính bằng đông y và những điểm cần biết
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người