Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Cùng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu hóc xương cá lâu ngày có sao không

Ngày đăng : 14-10-2023 - Lượt xem : 285

Cùng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu hóc xương cá lâu ngày có sao không? Cũng là nội dung mà chúng tôi muốn đem đến cho các bạn hôm nay. Nếu bạn chưa biết, tình trạng hóc xương cá lâu ngày không điều trị sẽ làm cho người mắc xương gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để các bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết ở trong bài viết này nhé.

THÔNG TIN CƠ BẢN TÌNH TRẠNG HÓC XƯƠNG CÁ

Hóc xương cá xảy ra khi bệnh nhân nuốt phải xương cá nhưng phần xương này không trôi xuống dạ dày mà bị mắc lại ở một vị trí nào đó trong cổ họng hoặc thực quản. Khi có xương cá mắc lại sẽ khiến các bạn cảm thấy đau và khó chịu, nhất là ở vị trí xương đang mắc.

Các triệu chứng thường gặp khi mắc xương cá là đau rát hoặc châm chích ở cổ họng, khó nuốt, cảm giác như nghẹn sẽ xuất hiện. Ngoài ra các bạn có thể ho nhiều, thậm chí ho ra máu nếu xương cá làm tổn thương niêm mạc cổ họng. Nếu để lâu ngày, các triệu chứng sẽ kéo dài và nặng hơn như đau lan xuống ngực, ăn uống kém và khó thở. Do đó khi mắc xương cá cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

CÙNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU TÌM HIỂU HÓC XƯƠNG CÁ LÂU NGÀY CÓ SAO KHÔNG

Hóc xương cá trong cổ họng là một vấn đề không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Ở nội dung sau đây, các bạn hãy cùng phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu hóc xương cá lâu ngày có sao không về những biến chứng có thể xảy ra như sau:

Xương cá đâm sâu ngay ra áp xe: Trường hợp xương cá mắc cổ họng lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng xương cá đâm sâu vào các mô xung quanh và gây áp xe cục bộ. Nếu không được xử lý, áp xe này sẽ ngày càng phát triển và có thể gây tắc nghẽn đường thở, gây khó thở và nguy hiểm tính mạng.

► Ảnh hưởng tới động mạch chủ: Nếu xương cá đâm vào thực quản, các chuyên gia có thể sử dụng ống soi thực quản để gắp xương cá. Nhưng trường hợp xương cá bị nuốt phải khi ăn, việc xử lý sẽ khó khăn hơn. Xương cá sẽ đâm sâu vào thực quản và có thể ảnh hưởng xấu tới động mạch chủ.

► Gây thủng dạ dày: Nếu xương cá mắc cổ họng lâu ngày không được xử lý đúng cách, có thể dẫn đến thủng dạ dày và gây viêm phúc mạc. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

► Có nguy cơ thủng ruột non: Nếu xương cá mắc lâu ngày không được loại bỏ, nó có thể đâm sâu vào ruột non và gây thủng. Có thể dẫn đến viêm phúc mạc và nguy hiểm tính mạng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

► Gây thủng ruột già: Ở một số trường hợp, xương cá mắc lâu ngày có thể đâm sâu vào ruột già và gây thủng.

► Thủng và bị viêm ruột thừa: Nếu xương cá không được lấy ra kịp thời, có nguy cơ nó có thể di chuyển xuống ruột thừa và gây thủng và viêm nhiễm.

CÙNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU TÌM HIỂU HÓC XƯƠNG CÁ LÂU NGÀY ĐIỀU TRỊ CÁCH NÀO?

Khi các bạn bị hóc xương cá, sẽ cảm thấy cổ họng vướng và quá trình nhai nuốt sẽ bị đau. Việc này có thể do xương đâm ở vùng niêm mạc. Lúc này, các bạn không nên lo lắng mà hãy thực hiện theo một vài điều sau đây:

Không nên ăn uống và nuốt thức ăn

Khi phát hiện bị hóc xương cá, các bạn tuyệt đối không nên cố gắng nuốt hoặc thực hiện các hành vi tự ý. Nhiều người thường cố gắng nuốt thêm để hy vọng xương sẽ trôi xuống, nhưng thực tế điều này lại khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn bởi xương có thể đâm sâu hơn bên trong và gây tổn thương thêm.

Không nên cố gắng nôn

Không nên dùng tay móc vào họng để nôn ra vì động tác này sẽ khiến xương càng chứ khó lấy ra. Các bạn cũng không nên tự ý uống các loại thuốc ho hoặc ép mạnh để nôn quá mạnh bởi có thể bị nghẹn và nguy hiểm tính mạng. Nên các bạn hãy đến cơ sở y tế để chuyên gia thăm khám, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Giữ bình tĩnh và há miệng to để kiểm tra

Khi phát hiện mình bị hóc xương cá, các bạn nên bình tĩnh và tự kiểm tra trước tình trạng hóc xương hiện tại. Các bạn cần há miệng rộng ra và nhờ người khác dùng đèn pin soi gọn vào trong để quan sát xem xương cá mắc ở đâu. Đối với xương cá nhỏ và nằm ở vị trí dễ nhìn thấy, có thể tự dùng kẹp y tế sạch đã khử trùng để lấy ra.

Nến đến với cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra

Đối với những trường hợp xương to hoặc nằm sâu bên trong, các bạn không nên tự ý can thiệp mà cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chuyên gia khám và xử lý kịp thời, tránh gây biến chứng. Ngay cả khi xương nhỏ và đã lấy ra được, các bạn vẫn cần theo dõi sức khỏe thêm để đảm bảo an toàn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHỮA HÓC XƯƠNG CÁ TẠI NHÀ

Sau khi cùng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu hóc xương cá lâu ngày có sao không? Các bạn cũng cần tìm hiểu thêm một vài lưu ý sau đây để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các chuyên gia của phòng khám cũng hoàn toàn hiểu được rằng khi bị hóc xương cá, các bạn thường muốn áp dụng mọi cách để có thể lấy ra nhanh chóng. Nhưng điều quan trọng lúc này, các bạn phải lựa chọn phương pháp an toàn. Một số cách dân gian như chụp họng, nuốt cơm nóng... có thể gây ra nhiều rủi ro như xây xước niêm mạc và thủng thực quản...

Hầu hết trường hợp nên được xử trí tại cơ sở y tế, chỉ nên tự xử lý ở nhà khi xương nhỏ và nằm ở vị trí dễ quan sát. Cần tránh tự ý dùng kìm, đũa vì có thể đâm sâu thêm gây biến chứng.

Ngoài ra để phòng ngừa hóc xương, các bạn nên rửa sạch thịt cá, tách bỏ hoàn toàn xương trước khi ăn. Khi ăn các bạn cũng cần tập trung quan sát và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói cười. Nếu phát hiện bị hóc xương, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn. 

Cùng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu hóc xương cá lâu ngày có sao không? Đã được chúng tôi cung cấp chi tiết trong bài viết này. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hóc xương cá và phương pháp điều trị. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc liên quan bệnh lý tai mũi họng, hãy liên hệ đến phòng khám bằng cách click vào khung chat để được hỗ trợ kịp thời nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người