Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Phòng chống bệnh tâm phế mạn như thế nào

Ngày đăng : 09-07-2021 - Lượt xem : 868

Tâm phế mạn hay còn được định nghĩa đầy đủ là tình trạng tim phải phì đại thứ phát do các bệnh mạn tính ở phổi, hoặc những bất thường ở thành ngực: cơ, xương, mạch máu, thần kinh gây ra.

1. Cơ chế phát sinh bệnh tâm phế mạn

Tâm phế mạn hay còn được định nghĩa đầy đủ là tình trạng tim phải phì đại thứ phát do các bệnh mạn tính ở phổi, hoặc những bất thường ở thành ngực: cơ, xương, mạch máu, thần kinh gây ra. Vì thế, bệnh lý này là thứ phát sau tổn thương về cấu trúc hoặc chức năng phổi, tim của con người.

Cần phân biệt tâm phế mạn với tình trạng suy tim phải thứ phát từ suy tim trái hoặc do bệnh lý về tim liên quan. Cơ chế bệnh sinh và đặc điểm tiến triển là khác nhau.

Tim và phổi có mối liên hệ phức tạp với nhau. Bất cứ khi nào tim bị tác động bởi bệnh tật, phổi sẽ chịu tác động theo sau và ngược lại. Bệnh tim phổi được định nghĩa là trường hợp khi bệnh lý ở phổi dẫn đến bệnh lý ở tim.

Tim có hai buồng bơm. Tâm thất trái có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể. Trong khi tam thất phải bơm máu đến phổi để trao đổi khí oxy rồi sau đó trở về tâm tim trái cung cấp cho cơ thể. Trong trường hợp bình thường, tim phải bơm máu đến phổi mà không gặp phải kháng lực. Hai lá phổi thường xuyên có một áp lực thấp và tim phải dễ dàng bơm máu đến phổi

Tuy nhiên khi bệnh ở phổi hiện diện, như khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay cao huyết áp phổi- các mạch máu nhỏ trở nên thô cứng và kém đàn hồi. Tâm thất phải cũng không còn khản năng bơm máu đến phổi. Trong trường hợp này đã xuất hiện bệnh tim phổi. Bệnh tim phổi cũng được biết đến như là suy tim phải hay bệnh tâm phế. Nguyên nhân chính của suy tim phải là tăng áp lực mạch máu trong phổi (động mạch phổi).

Vì thế sau một thời gian, người bệnh phổi liên quan dễ bị suy tim phải, hay mắc tâm phế mạn. Có nhiều bệnh lý và tổn thương ở phổi có thể khiến áp lực động mạch phổi tăng cao, phổ biến nhất là các bệnh lý sau:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Nguyên nhân này chiếm đa số các trường hợp bệnh tâm phế mạn.

  • Viêm phế quản mãn tính.

  • Tăng áp lực phổi tiên phát có thể do bệnh lý tĩnh mạch phổi hoặc yếu tố di truyền.

  • Bệnh hen suyễn kéo dài và không được kiểm soát tốt.

  • Tình trạng xơ hóa phổi.

  • Bệnh giãn phế quản, phế nang hoặc khí phế thũng.

Ngoài ra, một số bệnh lý ảnh hưởng đến hô hấp khác có thể dẫn tới tâm phế mạn như: bệnh loạn dưỡng cơ (nhất là cơ hoành, cơ liên sườn đều là các cơ hô hấp), dị dạng cột sống, bệnh lupus ban đỏ hệ thống,… Vì thế những người mắc bệnh lý nguy cơ này, nhất là bệnh lý phổi mạn tính cần theo dõi, ngăn ngừa tâm phế mạn.

2. Tiến triển và triệu chứng bệnh tâm phế mạn

Sự giãn thành tâm thất trong bệnh tâm phế là nhằm đáp ứng lại sự tăng áp lực mạch máu phổi cấp.

Sự giãn và phì đại thành tâm thất được xếp vào bệnh tâm phế khi nguyên nhân gây ra xuất phát từ vòng tuần hoàn phổi. Hai nguyên nhân chính là sự biến đổi mạch máu do kết quả tổn thương mô (ví dụ bệnh hạ oxy huyết, các tác nhân hóa học, vân vân.), và sự co mạch máu phổi do thiếu oxy. Sự phì đại thất phải do tổn thương toàn thân không được xếp loại vào bệnh tâm phế.

2.1. Bệnh tâm phế mạn giai đoạn đầu

Ở giai đoạn khởi phát, chức năng tim đã có thể bị suy giảm một phần hoặc vẫn có khả năng hoạt động gắng sức nên triệu chứng về tim thường không rõ ràng. Bệnh nhân lúc này chủ yếu có bệnh lý tại phổi - nguyên nhân gây suy tim phải. Cụ thể, bệnh nhân sẽ gặp phải các tình trạng: ho nhiều, thở khò khè, đờm màu vàng, thường xuyên khạc đờm, có thể lẫn cả mủ trong đờm,…

Nếu điều trị tốt bệnh về phổi từ giai đoạn này, tâm phế mạn sẽ được phòng ngừa, chức năng tim vẫn được đảm bảo tốt. Song nhiều người bệnh chủ quan, nhất là khi dấu hiệu bệnh phổi không quá nghiêm trọng, dấu hiệu suy tim cũng chưa xuất hiện.

2.2. Triệu chứng tâm phế mạn giai đoạn suy tim phổi

Bệnh càng tiến triển nặng thì áp lực phổi càng tăng cao, triệu chứng dễ thấy nhất là cảm giác khó thở, mất sức nhanh mỗi khi đi làm, làm việc hay gắng sức. Dần dần khi áp lực quá lớn, kể cả đi bộ hay làm việc nhẹ nhàng, thậm chí nghỉ ngơi cũng có cảm giác mất sức này.

Khi tâm phế mạn nặng, dấu hiệu suy tim phải toàn thân sẽ xuất hiện, bao gồm:

  • Cảm giác đau tức, căng, nặng vùng bụng bên phải do kích thước gan đang tăng lên.

  • Đau thắt ngực.

  • Nổi tĩnh mạch cổ.

  • Phù mềm, tím, ấn lõm hai chân.

  • Xuất hiện vệt xanh tím ở đầu ngón tay và môi.

  • Chán ăn, buồn nôn, đầy bụng.

  • Hồi hộp, thường xuyên đánh trống ngực.

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh bất thường.

Triệu chứng tâm phế mạn kể cả khi suy tim xuất hiện đều không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân tâm phế mạn thường tới khám bệnh viện muộn, hiệu quả và khả năng cứu chữa cũng suy giảm đáng kể.

3. Điều trị tâm phế mạn như thế nào cho hiệu quả?

Do tâm phế mạn là biến chứng thứ phát của bệnh lý khác, chủ yếu là bệnh lý phổi nên mục tiêu điều trị tập trung vào bệnh lý nguyên nhân và kiểm soát triệu chứng. Hiện nay, điều trị tâm phế mạn thường sử dụng các phương pháp sau:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Có nhiều loại thuốc được dùng trong điều trị tâm phế mạn, chủ yếu kiểm soát triệu chứng suy tim, phục hồi chức năng tim và điều trị bệnh lý phổi liên quan. Có thể dùng thuốc đường uống, đường khí dung hoặc đường tiêm tĩnh mạch tùy vào tình trạng bệnh cũng như khả năng dung nạp.

Các nhóm thuốc thường dùng gồm: Thuốc giãn phế quản, Thuốc giãn mạch, Thuốc trợ tim, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, chống đông, thuốc lợi tiểu,…

3.2. Liệu pháp oxy

Bệnh tâm phế mạn gây suy tim phải chính là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng thiếu máu, mệt mỏi, sức khỏe kém. Bệnh nhân cần thở oxy tại nhà qua ống thông mũi nếu nồng độ oxy trong máu thấp, phổi không đáp ứng tốt để giảm tình trạng co mạch phổi cũng như cải thiện thiếu oxy ở các mô.

3.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật được coi là biện pháp điều trị tâm phế mạn cuối cùng khi bệnh tiến triển nặng, không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên nguồn ghép nội tạng không phải lúc nào cũng sẵn, bệnh nhân có thể phải điều trị duy trì để chờ nguồn tạng hiến phù hợp.

Bên cạnh điều trị y tế, việc thực hiện chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp với sức khỏe cũng giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển bệnh tâm phế mạn hiệu quả. Khi có triệu chứng bệnh, hãy liên hệ sớm với chuyên gia để được hỗ trợ, tư vấn điều trị.

4. Phòng chống bệnh tâm phế mạn hiệu quả

Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống:

Bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính khi xuất hiện khó thở, nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ, khi có dấu hiệu suy tim phải cần nghỉ hoàn toàn.

  • Ăn ít muối
  • Tập thở: rất quan trọng, làm tăng độ giãn nở của phổi và lồng  ngực
  • Loại bỏ các chất kích thích: rượu, thuốc lá, cà phê, khói bụi…
  • Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh phế quản, phổi để điều trị kịp thời.
  • Khi có bệnh phổi mạn tính cần khám thường xuyên, tuân thủ y lệnh điều trị.
  • Tiêm vacxin phòng cúm, phòng phế cầu để tránh các đợt bội nhiễm.
  • Chế độ sinh hoạt hợp khoa học, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn đủ chất, hợp lý sẽ mang lại sức khoẻ tốt có thể chống đỡ được bệnh tật.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người